Thủ Tục, Điều Kiện Đăng Ký Và Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Giò Chả (Cập Nhật 2024)

Hiện nay, các sản phẩm được chế biến từ thịt như chả giò, chả bò, chả lụa… được bày bán rộng rãi trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy tiềm năng nên nhiều cá nhân, tổ chức đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh giò chả nhưng chưa nắm được quy trình, thủ tục. Vậy thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể tiến hành thủ tục cần thiết mở cửa hàng kinh doanh giò chả nhé!

Để có thể mở cửa hàng kinh doanh giò chả thì bạn cần thực hiện theo quy trình sau đây:

Thủ Tục Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Giò Chả (Thủ Tục 2020)
Thủ Tục Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Giò Chả

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh giò chả

Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh

Theo quy định của nhà nước, nếu bạn kinh doanh ở một địa điểm cố định thì bắt buộc phải thành lập hộ kinh doanh hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp siêu nhỏ, có đăng ký ngành nghề sản xuất rõ ràng. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng.   

1. Chuẩn bị hồ sơ

          Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Nộp hồ sơ

          Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh. Kèm theo Giấy đề nghị phải có các văn bản được nêu tại Thành phần hồ sơ.

          Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố trao Giấy biên nhận.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

          Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): 100.000 đồng/lần.

2. Nhận kết quả

          Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

          Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

          Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Vì là một cơ sở kinh doanh thực phẩm nên chắc chắn bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký kinh doanh;

Danh sách chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh được cấp giấy xác nhận kiến thức;

Danh sách chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện sức khỏe;

Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Sau đó bạn nộp hồ sơ tại Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mở cửa hàng kinh doanh giò chả.

Khi đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn sẽ được thẩm xét hồ sơ, rồi đến quá trình thẩm định cơ sở và cấp giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thực hiện thủ tục công bố thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nếu bạn muốn có thương hiệu để bán hàng cho các siêu thị, các cửa hàng hoặc phân phối cho trường học, bênh viện, bạn sẽ cần làm thêm bước 3 này. Để thực hiện bạn sẽ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Bảng công bố cơ sở phù hợp với quy định an toàn vệ sinh thực phẩm;

Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm kinh doanh;

Phiếu kiểm nghiệm mẫu sản phẩm kinh doanh trong vòng 12 tháng;

Nhãn mác chính của sản phẩm kinh doanh;

Nhãn mác phụ của sản phẩm kinh doanh;

Kế hoạch giám sát định kỳ;

Mẫu các sản phẩm kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm nộp 01 bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định

          Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

          Lưu ý

          Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

          Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

          Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

          Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Trên đây là những tư vấn của ACC về mở cửa hàng kinh doanh giò chả. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (884 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo