Với những ưu thế vượt trội và sự đa dạng hải sản tươi sống ngày một được lựa chọn, tin tưởng sử dụng nhiều hơn. Đây cũng chính là một cơ hội lớn để kinh doanh. Vậy Mở cửa hàng hải sản tươi sống cần chi phí bao nhiêu? Cùng Luật ACC đi tìm hiểu ở bài viết này nhé!
1. Hải sản tươi sống là gì?
Hải sản tươi sống là hải sản chưa được chế biến, bảo quản và hư hỏng.Hải sản tươi sống sẽ được sử dụng ngay sau khi đánh bắt nên có nguyên hương vị tươi ngon mang lại cho cảm giác an toàn cho người tiêu dùng.
2. Tiềm lực của kinh doanh hải sản tươi sống
Hải sản luôn có một sức hút mãnh liệt đối với nhiều người và cũng là thực phẩm có giá thành tương đối cao trên thị trường. Tuy nhiên, hải sản lại mang đến giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, ít chất độc hại, chất kích thích do nuôi trồng. Do đó, nhiều người lựa chọn hải sản làm nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của họ. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao, việc kinh doanh hải sản cũng ngày càng phát triển, mang lại lợi nhuận tối ưu cho nhiều người muốn thử sức trong lĩnh vực này.
Vị trí địa lý của Việt Nam có đường bờ biển dài cung cấp nguồn hải sản vô cùng lớn.
Mở cửa hàng hải sản tươi sống cần chi phí bao nhiêu?
3. Mở cửa hàng hải sản tươi sống cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh bất kỳ ngành hàng nào, nguồn vốn luôn trở thành vấn đề quan trọng và cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để mở một cửa hàng hải sản tươi sống, bạn cần chuẩn bị khoảng 60 – 80 triệu. Tuy nhiên, nguồn vốn sẽ có sự thay đổi, chênh lệch tùy vào nhiều yếu tố như: quy mô cửa hàng, nguồn sản phẩm, các trang thiết bị, nhân viên, các chi phí phát sinh khác,… Ban đầu, bạn có thể đầu tư nhỏ để làm quen thị trường, tiếp cận khách hàng, về sau khi khách ổn định bạn có thể mở rộng thêm đa dạng sản phẩm, mặt hàng nhằm kiếm thêm thu nhập.
Vốn mở cửa hàng liên quan trực tiếp tới các chi phí sau:
Chi phí nhập hàng
Hải sản rất đa dạng và giá cả sẽ phụ thuộc vào độ hiếm và khó tìm của chúng. Chính vì thế bạn cần có mối quan hệ với các chợ đầu mối tại vùng biển để chi phí lấy hàng rẻ hơn. Thông thường chi phí nhập hàng sẽ vào khoảng 150 - 300 triệu cho một lần lấy hàng.
Chi phí bảo quản hải sản
Ngoài hệ thống bể nuôi cung cấp oxy cho những hải sản còn sống, bạn phải đầu tư thêm các thiết bị bảo quản hải sản như: tủ lạnh, máy sục khí, tủ đông, bình oxy… Giá của tất cả những thiết bị đó cũng dao động từ 70 – 100 triệu. Các hệ thống này giúp bạn dự trữ, bảo quản nguồn hải sản của bạn luôn tươi sống, đảm bảo chất lượng tốt nhất khi cung cấp đến khách hàng, các nhà hàng, quán ăn.
Chi phí mặt bằng kinh doanh hải sản
Vì là vựa hải sản nên bạn chỉ cần mặt bằng trống và bố trí những dụng cụ đựng hải sản như: thau, chậu… là được, không cần chú trọng quá nhiều về mặt hình thức vì đây là đặc thù của lĩnh vực này. Nếu bạn cầu kỳ và muốn đầu tư bài bản thì có thể thiết kế các hồ, bể nuôi hải sản và hệ thống sục khí oxy.
Cách làm này giúp các loại hải sản tươi sống, chất lượng và nhìn bắt mắt, sạch sẽ. Nếu được hãy phân chia rõ các loại hải sản và giá cả rõ ràng để khách hàng có thể chọn lựa.
Mặt bằng kinh doanh hải sản nên lựa gần chợ, gần khu dân cư đông đúc hoặc các khu văn phòng, cao ốc, nhà hàng, quán ăn… Giá mặt bằng dao động 10,000,000 – 30,000,000 VNĐ tùy bạn vị trí cửa hàng của mình trong hẻm hay mặt tiền, rộng hay hẹp.
Chi phí thuê nhân viên
Nhân viên cực kỳ cần thiết với những cửa hàng hải sản quy mô tầm trung và lớn. Họ sẽ là người trực tiếp đón khách và phục vụ ngay tại gian hàng. Thế nên bạn có thể thuê từ 2 nhân viên trở lên theo từng vị trí như nhân viên thu ngân, nhân viên sơ chế,... Chi phí trả lương cho mỗi nhân viên khoảng 5 triệu đồng trở lên trên một tháng.
Các chi phí khác
Những chi phí được liệt kê trong mục này sẽ không chiếm quá nhiều vốn để duy trì cửa hàng kinh doanh hải sản của bạn. Gồm các chi phí như điện, nước, … Những chi phí này sẽ duy trì hàng tháng dao động từ 20,000,000 – 25,000,000 VNĐ
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch online
4. Thủ tục mở cửa hàng hải sản tươi sống
Khi mở cửa hàng hải sản, bạn cần tiến hành làm thủ tục, hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh, sau đó mới được đi vào hoạt động. Đối với trường hợp này, bạn nên áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể cho cửa hàng. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
– Hợp đồng thuê mặt bằng, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng còn hiệu lực của chủ cửa hàng.
– Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn mang hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện, nơi cửa hàng đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh trong khoảng 5 ngày. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ thông báo lý do cụ thể cho bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn về Mở cửa hàng hải sản tươi sống cần chi phí bao nhiêu? Luật ACC hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh hiểu rõ và vận hành một cách hiệu quả nhất trong việc kinh doanh của mình.
Nội dung bài viết:
Bình luận