Là cơ quan uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện thủ tục thành lập cửa hàng kinh doanh, ACC xin phép cung cấp cho khách hàng thủ tục Mở cửa hàng chế biến, sản xuất, kinh doanh mứt các loại.
Để mở cửa hàng chế biến, sản xuất, kinh doanh mứt các loại, chủ kinh doanh cần phải thực hiện hai thủ tục bắt buộc, bao gồm:
- Thứ nhất, đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo (mã ngành nghề: 1073);
- Thứ hai, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cửa hàng sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Mở cửa hàng chế biến, sản xuất, kinh doanh mứt các loại
kinh doanh mứt tết - kinh doanh mứt tết tự làm - kinh doanh mứt ngày tết - kinh doanh mứt handmade - kinh doanh bánh mứt tết - kinh doanh bánh mứt
1. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng chế biến, sản xuất, kinh doanh mứt các loại
Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện thông qua các bước sau:
Đăng ký kinh doanh đối với hình thức kinh doanh Hộ gia đình:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm 1 bộ, bao gồm:
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề kinh doanh là Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo (mã ngành nghề: 1073).
- Hợp đồng thuê cửa hàng, địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nếu bạn không thuê cửa hàng.
- Thẻ căn cước công dân bản sao, hộ chiếu bản sao hoặc chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký kinh doanh được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Thông thường sẽ là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện.
Sau 05 ngày làm việc, chủ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh đúng lịch hẹn để nhận kết quả đăng ký kinh doanh – Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cũng như không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì chủ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nhận kết quả
Đăng ký kinh doanh với hình thức kinh doanh Doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm 1 bộ, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định với ngành nghề kinh doanh là Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo (mã ngành nghề: 1073).
- Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập.
- Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh thiệp cưới dưới hình thức doanh nghiệp sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả
2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Chủ kinh doanh nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở;
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
- Danh sách xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe của chủ và nhân viên;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp (Bản sao y công chứng);
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không hợp lệ, sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Thời hạn bổ sung hồ sơ là 30 ngày, quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 2: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Bước 3: Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở
Đoàn thẩm định kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Việc thẩm định phải được lập thành biên bản. Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”
Biên bản thẩm định tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cửa hàng.
Như vậy, sau khi hoàn tất các thủ tục trên, chủ kinh doanh đã có thể thành lập và đưa cửa hàng của mình đi vào hoạt động hợp pháp.
Trên đây toàn bộ ý kiến tư vấn của ACC về kinh doanh mứt tết - kinh doanh mứt tết tự làm - kinh doanh mứt ngày tết - kinh doanh mứt handmade - kinh doanh bánh mứt tết - kinh doanh bánh mứt. Khi có vướng mắc và cần hỗ trợ thực hiện thủ tục trên, khách hàng vui lòng liên hệ để ACC có thể hỗ trợ khách hàng sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận