Mở Công Ty Sản Xuất Tinh Bột Các Loại (Quy Trình 2024)

Hiện nay, tinh bột được sử dụng nhiều trong đời sống cũng như trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống. Cùng với đó, nhu cầu mở công ty sản xuất tinh bột hay xưởng sản xuất tinh bột tăng nhanh. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về mở công ty sản xuất tinh bột các loại.

"<yoastmark

Mở công ty sản xuất tinh bột các loại (Quy trình 2023)

1. Các loại tinh bột được sản xuất phổ biến

  • Sản xuất tinh bột sắn
  • Sản xuất tinh bột nghệ
  • Sản xuất tinh bột biến tính
  • Sản xuất tinh bột khoai mì
  • Sản xuất tinh bột gạo
  • Sản xuất tinh bột mì
  • Sản xuất tinh bột bắp
  • Sản xuất tinh bột thực phẩm

2. Ngành nghề kinh doanh phù hợp với công ty sản xuất tinh bột các loại

Trong số các ngành nghề do pháp luật Việt Nam quy đinh, các công ty, nhà máy sản xuất tinh bột nói chung hay cụ thể ví dụ như công ty sản xuất tinh bột khoai mì, công ty sản xuất tinh bột bắp, nhà máy sản xuất tinh bột sắn,… đều phải đăng ký kinh doanh với ngành nghề có mã 1062 - 10620: Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

Nhóm này gồm:

  • Sản xuất tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô...
  • Sản xuất bột ngô ẩm;
  • Sản xuất đường glucô, mật ong nhân tạo, inulin…
  • Sản xuất glutein;
  • Sản xuất bột sắn và các sản phẩm phụ của sắn;
  • Sản xuất dầu ngô.

Loại trừ:

  • Sản xuất đường lắc to (đường sữa) được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa);
  • Sản xuất đường mía hoặc đường củ cải được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).

3. Thủ tục mở công ty sản xuất tinh bột các loại

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mình, các cá nhân lựa chọn loại hình công ty phù hợp để sản xuất tinh bột, cụ thể là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Tùy thuộc vào từng loại hình công ty, hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên thường gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ công ty ;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với những hồ sơ hợp lệ. Sau khi thành lập, cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục sau thành lập thì đăng ký mẫu dấu, công bố thông tin,….

Bước 3: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

4. Trình tự, thủ tục mở công ty sản xuất tinh bột thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.

Bước 3: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị;

Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Trên đây là một số thông tin pháp lý về mở công ty sản xuất tinh bột các loại. Nhìn chung, vì là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, khi muốn kinh doanh ngành nghề này, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép con để việc kinh doanh được hợp pháp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1190 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo