Hiện nay, có rất nhiều loại giấy tờ, hợp đồng yêu cầu phải được công chứng. Vậy những chủ thể nào được miễn giảm phí công chứng khi thực hiện công chứng giấy tờ, hợp đồng? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này trong bài viết này nhé!
1. Công chứng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Như vậy, việc công chứng chỉ được thực hiện khi cá nhân, tổ chứ có yêu cầu công chứng tự nguyện hoặc theo quy định pháp luật phải công chứng, và việc công chúng chỉ được thực hiện đối với (i) hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản, (ii) bản dịch giấy tờ.
Đối với các loại giấy tờ khác, như chứng minh thư, sổ hộ khẩu… nếu muốn chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ này thì cá nhân/tổ chức có nhu cầu phải tiến hành thủ tục chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực bao gồm các trường hợp sau:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính: cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
+ Chứng thực chữ ký: cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch: cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, có hai hình thức để xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ đó là công chứng và chứng thực.
2. Công chứng, chứng thực ở đâu?
2.1. Công chứng ở đâu?
Theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trong đó: Phòng công chứng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; Văn phòng công chứng là loại hình công ty hợp danh cung cấp dịch vụ công chứng.
Ngoại lệ các trường hợp không phải công chứng tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng bao gồm:
+ Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
+ Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
+ Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, nếu có yêu cầu công chứng, người yêu cầu đến trụ sở của Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng để thực hiện việc công chứng. Nếu thuộc các trường hợp ngoại lệ thì việc công chứng có thể thực hiện ở bên ngoài trụ sở Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
2.2. Chứng thực ở đâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng thực thì có thể thực hiện việc chứng thực tại các cơ quan nhà nước như sau:
- Phòng Tư pháp huyện:
+ Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
+ Chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký của người dịch
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản
+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là động sản.
- Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.
+ Chứng thực chữ ký, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở;
+ Chứng thực di chúc;
+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, đất đai và nhà ở.
- Cơ quan đại diện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
- Công chứng viên: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
3. Phí công chứng, phí chứng thực
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014 thì phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC thì phí chứng thực bao gồm phí chứng thực bản sao từ bản chính; phí chứng thực chữ ký; phí chứng thực hợp đồng, giao dịch
4. Quy định về miễn giảm phí công chứng, phí chứng thực
Về miễn giảm phí công chứng
Hiện nay, việc thu, nộp quản lý, sử dụng phí công chứng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC và Thông tư số 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 257/2016/TT-BTC.
Các văn bản trên không quy định về trường hợp được miễn, giảm phí công chứng. Vì vậy tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản, bản dịch giấy tờ thì phải nộp phí công chứng theo quy định.
Về miễn giảm phí chứng thực:
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 226/2016/TT-BTC, các đối tượng được miễn phí chứng thực là cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và loại phí chứng thực được miễn là phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.
Trên đây là các thông tin liên quan đến đối tượng được miễn giảm phí công chứng. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về phí công chứng hay có sự quan tâm và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý, bạn đọc có thể liên hệ ACC theo hotline 1900.3330 để được chúng tôi giải đáp và tư vấn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận