Từ xa xưa đến nay, khía cạnh tôn giáo, tín ngưỡng luôn được nhiều người tôn trọng và tin tưởng. Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động tâm linh nào cũng thiên về tín ngưỡng. Theo đó, một số hoạt động được xem là hành vi mê tín, gây ảnh hưởng xấu đến những người tin tưởng vào điều đó. Vậy mê tín là gì? Các hành vi phổ biến hiện nay về mê tín là gì và hậu quả của nó như thế nào? Pháp luật quy định chế tài đối với hành vi mê tín ra sao? Hãy cùng ACC tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Mê tín là gì?
Hiện nay, không có khái niệm rõ ràng về mê tín. Có thể hiểu mê tín là sự tin tưởng một cách mù quáng, cố chấp vào các sự kiện, hiện tượng tâm linh, siêu nhiên mà chính bản chất của chúng không phù hợp với lẽ tự nhiên, đi ngược lại với khoa học và không thể chứng minh được.
Mê tín là một trong những tệ nạn hết sức phổ biến, cần phải được loại trừ khỏi cuộc sống. Hiện nay, mê tín ngày càng có hiện tượng gia tăng. Không chỉ tập trung ở địa bàn dân cư kém phát triển, người dân còn nhiều hạn chế về học vấn và mức sóng mà tín ngưỡng còn xuất hiện cả ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hay tầng lớp dân cư có trình độ cao, mức sống khá giả. Bởi lẽ, bản chất của việc mê tín xuất phát từ sự thiếu kiểm soát của con người, tìm sự an tâm từ những điều phù phiếm.
2. Một số hành vi mê tín phổ biến
Một số hành vi mê tín có thể kể đến như:
- Xem tướng số, bói toán;
- Chữa bệnh bằng mẹo;
- Lễ bái, cúng bái, cầu xin;
- Những kiêng cử phản khoa học;
- Dâng sao giải hạn phức tạp;
- ...
Những hành vi này mang đến những hậu quả không hề nhỏ như việc biến tướng của cúng bái, nhiều người đặt niềm tin mù quáng vào những sự kiện siêu nhiên, kỳ bí mà không tiếc nhiều tiền bạc để xin quẻ, cúng bái rình rang. Một số tập tục tốt đẹp bị các cá nhân xấu biến tướng thành công cụ để hưởng lợi. Ngoài ra, một số hành động phản cảm, vượt quá giới hạn của tín ngưỡng như hành vi chen lấn, xô đẩy, tiếp cận vào những khu vực không cho phép,... để xin phước lành, phúc đức.
Nhắc đến mê tín cũng không thể không nhắc đến hành vi tin tưởng mù quáng vào bói toán, nghe theo lời thầy phán. Nhiều trường hợp tin vào lời bói toán tùy tiện còn có thể gây nhiều hệ lụy, thậm chí gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng
3. Xử phạt hành vi mê tín như thế nào?
Như đã đề cập, hành vi mê tín cần được loại trừ khỏi xã hội. Do đó, pháp luật cũng đã có những chế tài phù hợp nhằm xử lý, răn đe và phòng trừ mê tín đối với người dân. Cụ thể:
- Xử phạt hành chính: Theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoạn như sau: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi "Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan".
- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trường hợp hành vi mê tín đã bị xử phạt hành chính mà vấn tái phạm hoặc có tính chất nghiêm trọng hơn thì có thể xử phạt theo Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp: Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Làm chết người; thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Tại sao cần loại bỏ mê tín dị đoan?
- Mê tín dị đoan gây nên những lãng phí, đau thương, bất ổn và mất mát của nhân dân.
- Mê tín dị đoan kết hợp với những hủ tục gây nên tác hại cho xã hội từ tư tưởng, chính trị, đạo đức nền kinh tế, đời sống. Những ảnh hưởng tiêu cực đó không phù hợp với xã hội công bằng, dân chủ, hiện đại, văn minh mà phải bị lên án, loại bỏ
4.2 Hành nghề mê tín dị đoan bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm đ điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hoạt động mê tín dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.
- Người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên.
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về mê tín là gì không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về mê tín là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về mê tín là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc về việc mê tín là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về vấn đề nào hay có tình huống pháp lý gì cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn và giải quyết thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận