
1. Văn bản thỏa thuận giữa hai bên là gì?
Văn bản thỏa thuận giữa hai bên là văn bản ghi nhận những thỏa thuận của các bên về một vấn đề nào đó, làm căn cứ xác định vai trò và trách nhiệm của các bên, có nhiệm vụ đảm bảo để các bên tham gia thỏa thuận thực hiện đúng các điều khoản được ghi trong đó.
Đồng thời văn bản thỏa thuận ngăn chặn các tranh chấp, xung đột làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Văn bản thỏa thuận giúp các cá nhân, tổ chức tự bảo vệ quyền lợi của mình.
Nội dung của văn bản thỏa thuận thường liên quan đến các vấn đề về tài chính, quyền lợi, công việc cần phải thực hiện. Tùy theo từng loại văn bản mà nội dung thỏa thuận trong đó có sự khác nhau. ví dụ trong mẫu văn bản thỏa thuận thử việc, cần ghi cụ thể về công việc, lương, thời gian thử việc,…
Do mục đích của văn bản được thiết lập để làm căn cứ cho các bên thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của mình đồng thời là căn cứ quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp. Mặc dù pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng để đảm bảo tính pháp lý thì văn bản này cần được công chứng, chứng thực.
2. Biên bản thỏa thuận mua bán đất là gì?
Biên bản thỏa thuận trong mua bán đất là văn bản được lập bởi hai hoặc nhiều người, nhằm ghi nhận các vấn đề chung đã đạt được sự nhất trí giữa các bên. Sau khi biên bản được lập và ký nhận có thể sử dụng làm căn cứ pháp lý khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra.
Thông thường các biên bản thỏa thuận mua bán đất không cần phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo tối đa quyền lợi giữa các bên thì nên công chứng hoặc chứng thực biên bản tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Các nội dung cần có trong văn bản thỏa thuận
Khi soạn thảo Mẫu văn bản thỏa thuận giữa hai bên thì cần lưu ý những nội dung sau đây.
Như đã phân tích ở trên, văn bản thỏa thuận giữa các bên như một văn bản pháp lý ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đồng thời là căn cứ quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, các nội dung của văn bản thỏa thuận giữa các bên phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể.
– Văn bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về quá trình hợp tác của các bên tham gia thỏa thuận cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Nội dung của biên bản thỏa thuận cần phải có các điều khoản về đối tượng của thỏa thuận; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên; quyền lợi của các bên; phương thức thực hiện thỏa thuận…
– Văn bản thỏa thuận cần có nội dung chi tiết, rõ ràng, thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, khi lập biên bản thỏa thuận cần chú ý mục tiêu và tính khả thi của thỏa thuận.
– Cấu trúc của một mẫu văn bản thỏa thuận chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các phần bao gồm: Thông tin cụ thể về các bên tham gia vào thỏa thuận, đối tượng của thỏa thuận, nội dung thỏa thuận, các điều khoản cam kết của các bên và bắt buộc phải có chữ ký của các bên.
4. Mẫu văn bản thỏa thuận mua bán đất[Cập nhật 2023]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
Hôm nay, ngày … tháng…năm 20….., tại ………
Chúng tôi gồm có:
BÊN THỨ NHẤT (BÊN A):
Ông (bà): …………………………………………………………………
Sinh năm: ………….……………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………………………………
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ……………..
và vợ (chồng) là: ………………………………………………………….
Sinh năm: ……………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………………………………
CMND số: …… do Công an ……………. cấp ngày ……………..
Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………..
BÊN THỨ HAI (BÊN B):
Ông/Bà: …………………………………………………………………
Sinh năm: ……………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………………………………
CMND số: …………. do Công an ……………… cấp ngày ………….
Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………….
Chúng tôi lập văn bản thỏa thuận này với nội dung như sau:
1, Hiện tại Bên A và Bên B cùng thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………… (những người tham gia thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất này gồm có: ông/bà…………………..).
2, Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo không bị bất kỳ một sự ép buộc nào, chúng tôi nhất chí thoả thuận như sau: Bên A đồng ý nhất trí để Bên B là người đại diện được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) liên quan đến tài sản mà các bên cùng nhận chuyển nhượng nêu tại mục 1 văn bản này và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đứng tên Bên B với tư cách là người đại diện cho các đồng chủ sử dụng đất/đồng chủ sở hữu và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT được viện dẫn nêu trên.
Chúng tôi cam đoan:
- Việc thỏa thuận trên đây là hoàn toàn tự nguyện, không trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ tài sản nào và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả do việc thỏa thuận này gây ra.
- Các nội dung trình bày trong thỏa thuận này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trình bày này.
- Việc giao kết Văn bản này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.
Chúng tôi đã cùng đọc lại nguyên văn Văn bản này, hiểu rõ nội dung và cùng ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
BÊN THỨ NHẤT (BÊN A)
(Ký và ghi rõ họ tên) |
BÊN THỨ HAI (BÊN B)
(Ký và ghi rõ họ tên) |
5. Văn bản thỏa thuận có cần công chứng không?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
Nội dung bài viết:
Bình luận