Mẫu tiểu luận về ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí luôn là vấn đề báo động ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, đây  là một trong những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe môi trường trên toàn cầu. Nó không chỉ tác động đến môi trường, mà còn đến đời sống xã hội  Dưới đây Luật ACC gửi đến bạn đọc bài viết Mẫu tiểu luận về ô nhiễm môi trường không khí với mong muốn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc viết tiểu luận liên quan đến chủ đề này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

1.Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

Ô nhiễm không khí cũng có thể hiểu là trong không khí có chứa các chất gây ô nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, hoặc tạo ra những tác động xấu đối với môi trường

Mẫu tiểu luận về ô nhiễm môi trường không khí

Mẫu tiểu luận về ô nhiễm môi trường không khí

2. Hệ quả của ô nhiễm môi trường không khí 

Ô nhiễm không khí làm cho con người luôn có cảm giác khó chịu, khó thở, thậm chí còn bị ngất nếu người đó bị mắc bệnh về hô hấp hoặc sức đề kháng kém. Thống kê cho thấy, lượng người tử vong hoặc nhập viện do ô nhiễm không khí ngày càng tăng, nhất là vào mùa đông.

Ngoài ra, khi không khí bị ô nhiễm sẽ tạo ra những tổn hại rất lớn đến môi trường: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu … đặc biệt là hiện tượng mưa axit. 

Ảnh hưởng ở hệ hô hấp

Viêm là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân bên ngoài hoặc bên trong. Các chất ô nhiễm không khí (vi khuẩn, virus, bụi, khí độc) có thể gây nên đáp ứng viêm của các cơ quan trong hệ hô hấp. Đáp ứng viêm này của hệ hô hấp diễn ra khi tiếp xúc với chất ô nhiễm ở nồng độ cao hoặc do thời gian tiếp xúc kéo dài.

Sự viêm nhiễm đường hô hấp hay phổi gây ra các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, bệnh COPD hoặc suyễn. Sự tác động của bụi đến các cơ quan trong hệ hô hấp tùy theo kích thước hạt bụi. Bụi càng mịn thì khả năng xâm nhập vào sâu hệ hô hấp càng cao.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Bên cạnh đó, quá trình viêm nhiễm từ những cơ quan của hệ hô hấp có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quị. Các chất ô nhiễm không khí (khói, bụi mịn) có kích thước nhỏ, các chất hóa học trong thành phần bụi có thể hòa tan hoặc các chất do cơ thể tạo ra trong quá trình đáp ứng viêm tại hệ hô hấp có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn gây ảnh hưởng đến tim mạch.

Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng giãn nở và co thắt của các mạnh máu. Dưới tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá, các mạch máu đã bị giảm kích cỡ, gây cản trở lưu thông huyết mạch

Hiện tượng ô nhiễm tạo ra khả năng máu bị đông lại một cách dễ dàng hơn ở động mạch, nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim. Hiện tượng viêm nhiễm tác động lên các chức năng của mạch máu, gây bất ổn tại những mảng xơ vữa ở động mạch.

Tác nhân gây ung thư

Bụi mịn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của DNA do các quá trình như mất cân bằng oxi hóa làm các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại hoặc hưởng đến sự chuyển hóa chất hữu cơ của DNA. Sự ảnh hưởng trực tiếp của các hóa chất trong bụi đến cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư ở phổi.

3. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí 

Hiện nay, bầu không khí chung đang ở mức báo động, khi mà hàm lượng bụi tăng nhanh, tiếng ồn, và các khí thải độc hại như CO đang ở mức đáng báo động so với trước đó.

Trong đó, hàm lượng các vật chất siêu nhỏ (PM2.5) ở nhiều nơi hiện đang vượt quá tiêu chuẩn khuyến nghị cho sức khỏe. Ô nhiễm không khí nói chung và phơi nhiễm các vật chất siêu nhỏ nói riêng hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các rủi ro về sức khỏe bệnh tật như bệnh về đường hô hấp, các nguy cơ dẫn đến tử vong sớm. 

Ví dụ như Lượng bụi mịn PM2.5 của TP.HCM cao gấp 4 - 5 lần tiêu chuẩn cho phép của WHO. Trong đó, tỷ lệ PM2.5 từ phương tiện giao thông chiếm 36,75% nguồn phát thải bụi mịn trong thành phố.

Hà Nội là thành phố đứng đầu trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành phố ô nhiễm không khí, nhiều nơi có chỉ số AQI trên 300 – mức cực kỳ nguy hại. Ở một số thời điểm, Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 21.9 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Chất lượng không khí xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế, trên nhiều trục đường chính,  nhiều phương tiện giao thông phải bật đèn pha để cảnh báo. Nhiều tòa nhà cao tầng bị chìm khuất trong sương mù.

Không khí bị ô nhiễm những ngày cuối năm do hoạt động giao thông tăng mạnh khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Cộng thêm thời tiết có sương mù, nhiệt độ giảm khiến các chất ô nhiễm trong không khí bị ngưng tụ, không khuếch tán được, bay lơ lửng ở tầng thấp gây hiện tượng mù sương cả ngày.

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí 

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ nhân tạo và tự nhiên.

Nguyên nhân từ tự nhiên

Núi lửa phun trào: lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Cháy rừng: Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.

Gió là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm: Không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng gió cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Gió chính là phương tiện đưa bụi bẩn, các chất khí độc hại từ các nhà máy, thiên tai,... đi xa và lan rộng. Điều này khiến sự ô nhiễm lây lan một cách chóng mặt.

Nguyên nhân từ con người (nhân tạo)

Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.

Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp

Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.

Hoạt động giao thông vận tải

Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn.

Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng

Hoạt động sinh hoạt

Phương pháp xử lý thủ công như đốt rác thải khiến cho không khí bị ô nhiễm trầm trọng.

Trong quá trình nấu nướng, các khí thải từ nguyên liệu cháy như gas, than, củi,...sẽ giải phóng một lượng lớn khí độc và bụi vào môi trường khí. 

Bộ Tài nguyên và môi trường đánh giá khí thải từ số lượng lớn xe cộ tham gia giao thông, trong đó có hàng triệu xe máy cũ, ôtô quá hạn lưu hành, không bảo đảm tiêu chuẩn khí thải là nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội, TP.HCM hiện nay. 

5. Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí 

Muốn có một chiến lược bảo vệ môi trường tốt cần có sự tham gia của người dân đô thị, chiến lược này cần gắn với chiến lược quy hoạch công nghiệp, giao thông vận tải…

Ngoài ra Phải đồng bộ nhiều giải pháp, đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, ban ngành đoàn thể cũng như cá nhân, cả cộng đồng như dưới đây: 

Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm. Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định. trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường. Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, 

Thực hiện giãn mật độ dân số; tăng cường các mảng xanh, hồ nước… nhằm giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị và hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ vào ban đêm.

Tăng cường tần suất công bố thông tin về chất lượng môi trường không khí

Tăng cường vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi, hệ thống chiếu sáng và làm thông thoáng môi trường sống. 

Nhà nước cần ban hành luật thật nghiêm ngặt về việc xử lý khí thải đối với các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, quy hoạch và phân vùng xả thải khí thải phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, quy định khu vực được phép hoặc không được phép tiến hành xây dựng và hoạt động của khu công nghiệp.

Kiểm soát được lượng phát thải xe gắn máy để tiến tới thay thế xe gắn máy chuyển sang sử dụng xe công cộng, tàu điện hoặc xe buýt sạch. Đồng thời, thành phố thay thế xe buýt dùng công nghệ cũ bằng xe buýt dùng nhiên liệu sạch hơn. 

Tại các hộ gia đình nên sử dụng máy lọc không khí, vừa loại bỏ được mùi vừa xử lý được các tác nhân gây bệnh, lọc không khí giúp cho căn nhà của bạn luôn được trong lành.

Tích cực tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành và tự giác bảo vệ bầu không khí trong lành. Để giúp có bầu không khí trong lành cần phải trồng thật nhiều cây xanh và dọn dẹp môi trường sống xung quanh chúng ta thường xuyên

Những ai đang có vấn đề về đường hô hấp hoặc sức đề kháng yếu thì nên hạn chế ra ngoài nhiều nếu không thật sự cần thiết

Cải thiện thói quen sinh hoạt bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông. 

Trên đây là nội dung hướng dẫn của Luật ACC dành cho các bạn về Mẫu tiểu luận về ô nhiễm môi trường không khí, đây là những kiến thức có chọn lọc và bao quát nhất, các bạn có thể dựa vào đây để phát triển và đa dạng thêm các ý của mình. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý nào cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được kịp thời hỗ trợ giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo