Hiện nay, có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, nhưng không nhớ chữ ký mà mình đã đăng ký tại ngân hàng, gây khó khăn trong việc giao dịch. Phần lớn xảy ra tình trạng này bởi khách hàng không hiểu được tầm quan trọng và vai trò của chữ ký đăng ký tại ngân hàng. Trường hợp bạn sử dụng một chữ ký khách để giao dịch tại ngân hàng thì phải thay đổi chữ ký mới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu thay đổi chữ ký Ngân hàng BIDV.
Mẫu thay đổi chữ ký Ngân hàng BIDV
1. Pháp luật về thủ tục giao dịch ngân hàng
Pháp luật quy định, tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng phải công bốthời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch, trừ trường hợp ngừng giao dịch không quá 01 ngày làm việc thì phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng.
2. Chữ ký kinh doanh có được phép thay đổi không?
Hiện tại, theo quy định của pháp luật không có quy định về việc đăng ký chữ ký đối với cá nhân. Trên thực tế, chủ yếu các ngân hàng có yêu cầu chữ ký, tuy nhiên cá nhân có thể thay đổi chữ ký của mình bất cứ lúc nào chỉ cần tự mình làm việc với ngân hàng và xuất trình giấy tờ tùy thân.
Xét về quy định liên quan tới đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014, nghị định 78/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 108/2018/NĐ-CP) và thông tư 20/2015/NĐ-CP hiện tại không có quy định nào về việc đăng ký chữ ký trên hồ sơ đăng ký kinh doanh do vậy người nộp hồ sơ có thể thay đổi đổi chữ ký mà không cần thông báo với phòng đăng ký kinh doanh. Theo nguyên tắc giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh tại nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, chữ ký của những người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý như nhau.2. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp.3. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khá”.
Như vậy, đối với việc thay đổi chữ ký của đại diện theo pháp luật doanh nghiệp không cần thông báo tới các cơ quan nhà nước nhưng cần thực hiện việc mở sổ đăng ký chữ ký mẫu và lưu giữ tại doanh nghiệp trong các trường hợp các cơ quan về thuế kiểm tra đột xuất. Tránh trường hợp doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị phạt theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.
3. Mẫu thay đổi chữ ký Ngân hàng BIDV
Đầu tiên, bạn đến Ngân hàng mình sử dụng, đề nghị thay đổi chữ ký ngân hàng. Sau đó điền vào phiếu thông tin thay đổi thông tin cá nhân theo mẫu của ngân hàng.
Trong đó thể hiện rõ chữ ký cũ, chữ ký mới.
Sau đó, chữ ký của bạn sẽ được cập nhật trên hệ thống và có thể sử dụng cho các lần giao dịch tiếp theo.
Cụ thể biểu mẫu như sau:
Mẫu thay đổi chữ ký Ngân hàng BIDV
Mẫu thay đổi chữ ký Ngân hàng BIDV
4. Những lưu ý khi thay đổi chữ ký
* Một là: khi bạn sử dụng chữ ký giao dịch với ngân hàng (làm thẻ ATM, gửi tiền,..) nhưng thời gian sau chữ ký bạn thay đổi thì khi bạn thực hiện giao dịch (như: Rút tiền,...) cần đối chiếu chữ ký gốc ban đầu đăng ký, nhưng bạn lại không nhớ thì có ảnh hưởng gì không?
-> Đối với trường hợp này thì bạn cần chứng minh được chủ thể giao dịch với ngân hàng là bạn bằng 3 điều kiện phải thỏa mãn như sau:
- Giấy chứng nhận về nhân thân người giao dịch: CMND, Hộ chiếu...(1)
- Nhân dạng phải đúng hoặc gần đúng với hình (do thời gian làm giấy tờ lâu nên có thể hơi khác.(2)
- Chữ ký.(3)
Đối với 2 yêu cầu (1) và (2) thì thông thường nếu bạn thường xuyên giao dịch thì sẽ được thông cảm.
Riêng yêu cầu (3) thì không thể chấp nhận. Vì: Đây là chứng cứ giao dịch (nhận tiền) mà ngân hàng có trách nhiệm phải lưu giữ để chứng minh khi có khiếu nại của khách hàng. Trong thực tế rất nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về việc họ bị mất tiền trong tài khoản; Khi có khiếu nại mà ngân hàng xuất trình chữ ký của người nhận tiền không giống với chữ ký mẫu thì ngân hàng sẽ phải bồi thường. Đây là lý do người nhận tiền phải ghi giấy đề nghị để lưu bút tích và ngoài chữ ký nhận tiền thường phải viết họ tên để khi cần thì giám định chữ viết.
Căn cứ: Thông tư số 23/2014/TT-NHNN;
Vì vậy, đối với trường hợp này bạn cần lưu ý như sau:
- Khi bạn có ý định thay đổi thì liên hệ ngay với ngân hàng để làm thủ tục đăng ký, bổ sung chữ ký với ngân hàng tại thời điểm thay đổi để tránh bị quên chữ ký và gây bất tiện cho giao dịch sau này.
- Để chắc chắn hơn thì khi đăng ký với ngân hàng bạn cần lưu lại một bản chữ ký mẫu để khi qua thời gian bạn có thay đổi chữ ký thì vẫn còn nhớ chữ ký gốc;
- Trường hợp bạn không lưu lại, bạn có thể kiểm tra lại giữ liệu cá nhân, vì thời điểm giao dịch ngân hàng sẽ đưa lại cho mình một số giấy tờ có chữ ký của bạn.
* Hai là: việc bạn thay đổi chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Một lĩnh vực được xem là nguy hiểm khi có rủi ro phát sinh. Theo quy định Nghị định 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/5/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Theo quy định, bạn có thể bị phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng đối với hành vi chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký và lên đến 30 triệu đồng nếu bạn có hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu thay đổi chữ ký Ngân hàng BIDV. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận