Có thể thấy hợp đồng không thể thiếu trong các giao dịch mua bán, thuê, mượn… Bất kể một giao dịch nào cũng được lập thành hợp đồng. Mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng là văn bản được soạn thảo nhằm giúp cho một bên khi có ý muốn chấm dứt hợp đồng báo cho bên còn lại trong giao dịch biết và cả hai bên có thể thỏa thuận làm biên bản thanh lý hợp đồng, tránh tranh chấp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về nội dung Mẫu thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo [2023], mời quý khách hàng tham khảo.
1. Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sự chấm dứt, hoàn tất công việc được hai bên xác nhận sau quá trình làm một việc nhất định về chất lượng, số lượng của công việc được sự thống nhất của hai bên
Cụm từ “Thanh lý hợp đồng” được cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên nên có thể nói đây là việc chấm dứt hợp đồng.
Thuật ngữ xuất hiện trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và hiện hành không còn được sử dụng, áp dụng cụm từ này trong văn bản quy phạm pháp luật.
mẫu thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo
2. Thế nào là liên kết đào tạo? Hợp đồng liên kết đào tạo là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp quy định về khái niệm liên kết đào tạo và liên kết đào tạo trong nước cụ thể như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa đơn vị chủ trì liên kết đào tạo với đơn vị phối hợp liên kết đào tạo để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp nhưng không hình thành pháp nhân mới.
2 Liên kết đào tạo trong nước là hình thức hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước với nhau hoặc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên kết đào tạo."
Hợp đồng liên kết đào tạo là hợp đồng được lập ra để ký kết giữa hai bên khi có sự thỏa thuận và đồng ý về các điều khoản của hợp đồng liên kết đào tạo. Hợp đồng nêu rõ thông tin của hai bên liên kết kèm theo đó là các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận.
3. Nội dung mẫu thông báo đề nghị thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo
Mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng được một bên giao kết hợp đồng gửi cho bên còn lại nhằm mục đích chấm dứt hợp đồng.
Nội dung của biểu mẫu đề nghị thanh lí hợp đồng:
- Ngày, tháng, năm viết mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng;
- Thông tin cá nhân, tổ chức viết mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng: hai bên trong giao kết hợp đồng;
- Các văn bản làm căn cứ cho mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng;
- Tóm tắt nội dung hợp đồng và lý do phải làm đơn đề nghị thanh lý hợp đồng;
- Yêu cầu muốn thanh lý hợp đồng;
- Ký tên và điểm chỉ và nêu rõ nơi nhận đơn ở cuối đơn đề nghị thanh lý hợp đồng.
4. Mẫu thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo
Mẫu giấy đề nghị thanh lý hợp đồng này có nội dung như sau:
CÔNG TY …………
Số: …………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ….., ngày …. tháng ...năm 2023 |
THÔNG BÁO ĐỀ NGHỊ THANH LÝ HỢP ĐỒNG
(Đối với Hợp đồng (1)…………………………………………………………………..)
Kính gửi:
Ông/bà:......................................................................................................................
CMND:...........................cấp ngày............................... tại..............................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
ĐT: ............................................................................................................................
Là (2)..........................................................................................................................
Căn cứ:
(3)..............................................................................................................................
Nay Chúng tôi thông báo và đề nghị tới Ông/bà như sau:
(4)..............................................................................................................................
Đề nghị: (5)...........................................................................................................
Trên đây là nội dung chúng tôi đề nghị ông/bà xem xét và thống nhất.
Trân trọng!
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu./. |
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
- Loại hợp đồng cần đề nghị thanh lý
- Vai trò của bên được đề nghị thanh lý hợp đồng: chủ dự án, chủ thầu, bên thi công đối với hợp đồng thi công xây dựng hay bên thuê nhà/ bên cho thuê trong hợp đồng thuê nhà…
- Các văn bản là căn cứ cho đơn đề nghị thanh lý hợp đồng
- Tóm tắt vụ việc, thông báo lý do vì sao muốn làm thông báo đề nghị chấm dứt hợp đồng
- Đề nghị thanh lý hợp đồng
5. Những lưu ý chung khi viết thông báo đề nghị thanh lý hợp đồng
Khi soạn thảo thông báo đề nghị thanh lý hợp đồng cần phải chú ý:
- Đối với các thông tin của hai bên đề nghị thanh lý hợp đồng phải ghi rõ: họ và tên, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại, fax, thư điện tử (nếu có) và phải nêu rõ vai trò của bên được đề nghị khi giao kết hợp đồng.
Ví dụ: nếu hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nêu rõ bên được đề nghị là bên mua hay bên bán.
- Các văn bản làm căn cứ để đề nghị thanh lý hợp đồng: văn bản bắt buộc phải có là hợp đồng (thi công xây dựng, mua bán…); đối với mỗi hợp đồng sẽ có các văn bản riêng phù hợp với từng trường hợp cụ thể và khi viết phải bổ sung đầy đủ các văn bản này.
- Lý do làm thông báo đề nghị: phù hợp với Điều 422 Bộ luật dân sự 2015; mỗi trường hợp riêng sẽ có lý do chấm dứt phù hợp: đề nghị thanh lý hợp đồng xây dựng vì lí do bên kia trễ thực hiện công trình hoặc nghiệm thu công trình, hết hạn thuê nhà…
6. Giá trị pháp lý của mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng
Đề nghị thanh lý hợp đồng giúp các bên tiến hành đàm phán chấm dứt hợp đồng
Mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng là thông báo để cho một bên trong giao dịch hợp đồng biết về ý định chấm dứt hợp đồng của bên kia.
Hậu quả của việc làm đơn đề nghị thanh lý hợp đồng là sẽ dẫn đến hai bên thỏa thuận, thống nhất về việc chấm dứt hợp đồng, tránh việc kéo dài hợp đồng sẽ dẫn đến những rủi ro không cần thiết.
Sau khi soạn thảo thông báo đề nghị thanh lý hợp đồng, hai bên giao kết tiến hành đàm phán, thỏa thuận có nên chấm dứt hợp đồng hay không. Trường hợp hai bên quyết định chấm dứt hợp đồng sẽ tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng và tiến hành các thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng.
Trên đây là bài viết Mẫu thanh lý hợp đồng liên kết đào tạo [2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận