Hợp đồng là một khái niệm quen thuộc đã xuất hiện từ sớm trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong giao dịch hằng ngày tồn tại khá nhiều loại hợp đồng, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế xã hội phát triển mạnh như ngày nay thì hợp đồng ngày càng phổ biến hơn. Pháp luật có liên quan đến hợp đồng sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan trực tiếp đến hợp đồng và các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng. Mỗi loại hợp đồng có hình thức, nội dung, cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Ngoài việc ký kết hợp đồng thì các chủ thể có liên quan còn có thể thanh lý hợp đồng. Vậy mẫu thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
mẫu thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư
1. Khái quát về hợp đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Có một số loại hợp đồng thông dụng chứng ta thường bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến như sau:
- Hợp đồng mua bán tài sản (được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vay tài sản (được quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng thuê tài sản (được quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng về quyền sử dụng đất (được quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng dịch vụ (được quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng ủy quyền (được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng lao động (được quy định tại Bộ luật Lao động 2019)
- Hợp đồng xuất nhập khẩu (được quy định tại Luật Thương mại 2005)
2. Hợp đồng hợp tác đầu tư
Căn cứ theo quy định tại Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác thì Hợp đồng hợp tác được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Về tài sản chung của các thành viên hợp tác được quy định tại Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.
- Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
Như vậy, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng hợp tác đầu tư (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác đầu tư, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng hợp tác đầu tư với cá nhân là việc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó ký kết hợp đồng với một cá nhân khác nhằm mục đích kinh doanh để cùng phân chia lợi nhuận. Đặc điểm của hợp đồng này là ít nhất một bên trong hợp đồng phải là cá nhân.
3. Thanh lý hợp đồng
Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không còn ghi nhân khái niệm này nữa, nhưng thực thế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt giao dịch dân sự.
Thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Hiện nay không có văn bản nào quy định về điều kiện để được tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật theo quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015.
4. Mẫu thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Số: …………………../TLHĐ
Căn cứ vào Hợp đồng ............. số: ................../………….. ký ngày ..../...../........ giữa Công ty ............ và Công ty ...........
Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm ........ Tại …………………………………………, Chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY .......................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………
Đại diện bởi ông : ……………………………………………………………………………………………
Chức danh : ………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại : …………………………………… Fax: ………………………………………………
MST : ………………………………………………………………………………………….
BÊN B: CÔNG TY .......................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………
Đại diện bởi ông : . ………………………………………………………………………………………….
Chức danh : ………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại : ……………………………………………… Fax: ……………………………………
MST : ………………………………………………………………………………………….
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng .................... số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../........ với nội dung sau:
ĐIỀU 1:
Bên B đã tiến hành ............... cho Bên A theo hợp đồng ........... nghiệp số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../.......
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:
- Giá trị hợp đồng trước thuế: …….…………………………………………………………………
- Thuế VAT: ……………………………………………………………………………………………
- Giá trị hợp đồng sau thuế: …………………………………………………………………………
Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ........................................
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng ............. số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../........ giữa Công ty ............ và Công ty ...........
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Giám đốc Giám đốc
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề mẫu thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về mẫu thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận