Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên (kiểm tra viên) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên (kiểm tra viên) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm mục đích đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện đúng quy định pháp luật, công bằng và minh bạch. Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ giám sát, đánh giá tính hợp pháp của các quyết định và hành vi tố tụng, từ đó đưa ra các đề xuất hoặc kiến nghị phù hợp.

Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên (kiểm tra viên) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên (kiểm tra viên) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

1. Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên (kiểm tra viên) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính

Mẫu số 01/DS

Theo QĐ số 410/QĐ-VKSTC

ngày 25 tháng  11 năm 2021

 

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN(1).....

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN(2)....

Số: …/QĐ-VKS-…(3)…         

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        ……, ngày … tháng …… năm 20……

QUYẾT ĐỊNH

Phân công Kiểm sát viên (Kiểm tra viên) kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN…(2)…

Căn cứ Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ các điều 21, 57, 58,…(4)…Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công  ông (bà):...(5)...kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự đối với vụ án (việc)…(6)…về…(7)…do Toà án nhân dân…(8)... thụ lý giải quyết theo…(9)…giữa các đương sự:

…………………………………..(10)……………………………………..

……………………………………………………………………………...

Điều 2. Phân công ông (bà):…(11)…giúp ông (bà):…kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự đối với vụ án (việc)…(5)…nêu trên (nếu có).

Điều 3. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (nếu có) có tên nêu tại Điều 1, Điều 2 (nếu có) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Tòa án nhân dân nơi thụ lý,

giải quyết vụ việc;

- Viện trưởng Viện kiểm sát (để báo cáo) trong trường hợp ký thay, ký thừa ủy quyền;

- Lưu: VT, HSKS.

 

VIỆN TRƯỞNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(12)

Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 01/DS:

(1) Viện kiểm sát nhân dân chủ quản cấp trên trực tiếp.

(2) Viện kiểm sát nhân dân ban hành Quyết định.

(3) Vụ án (việc) dân sự thì ghi kí hiệu là DS; vụ án (việc) hôn nhân và gia đình thì ghi kí hiệu là HNGĐ; vụ án (việc) kinh doanh, thương mại thì ghi kí hiệu là KDTM; vụ án (việc) lao động thì ghi kí hiệu là LĐ.

 (4) Trường hợp phân công Kiểm tra viên trong quyết định thì bổ sung Điều 59 Bộ luật Tố tụng dân sự.

(5) (11) Ghi họ tên, chức danh tư pháp của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công.

(6) Tùy thuộc vào loại tranh chấp (yêu cầu) để lựa chọn điền nội dung phù hợp vào biểu mẫu: dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại hoặc lao động.

(7) Ghi trích yếu quan hệ pháp luật tranh chấp (nội dung yêu cầu).

(8) Tòa án nhân dân thụ lý, giải quyết vụ (việc) dân sự.

(9) Ghi tên, số, kí hiệu, ngày, tháng, năm ban hành Thông báo thụ lý vụ (việc) của Tòa án.

(10) Ghi đầy đủ thông tin của đương sự trong vụ (việc).

(12) - Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, trường hợp Phó Viện trưởng ký thay Viện trưởng thì ghi là:

“KT. VIỆN TRƯỞNG

  PHÓ VIỆN TRƯỞNG”

          - Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện nghiệp vụ ký thừa ủy quyền Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thì ghi là:

“TUQ.VIỆN TRƯỞNG

VIỆN TRƯỞNG

TÊN VIỆN NGHIỆP VỤ”

- Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng đơn vị nghiệp vụ trực tiếp ký Quyết định phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong đơn vị. Đối với việc phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát trong trường hợp xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm (tái thẩm) của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.

2. Nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong kiểm sát giải quyết vụ án hành chính

Nhiệm vụ của Kiểm sát viên (KSV) là KSV kiểm sát tính hợp phápvề các quyết định và hành vi của người tiến hành tố tụng và hành vi của người tham gia tố tụng, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính phải được phát hiện và xử lý kịp thời, giúp cho việc giải quyết vụ án hành chính nghiêm minh và khách quan được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật tổ chức VKSND năm 2014; Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, Điều 43 LTTHC:Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện,Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án; Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này; Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này;Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; Đề xuất với Viện trưởng quyết định việc kiến nghị, kháng nghị; Kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa ngườitiến hành tố tụng, ngườitham gia tố tụng; nhiệm vụ khác theo quy định của Luật TTHC.

Nhiệm vụ của KSV trong giải quyết vụ án hành chính là những công việc KSV phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng pháp luật. Nhiệm vụ của KSV được quy định trong các điều sau:  Điều 4, 5, điểm e khoản 2 Điều 6, Điều 27 Luật tổ chức VKSND năm 2014;Thông tư liên tịch số 03/2016; Điều 25 Luật TTHC (Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính)

Nhiệm vụ của KSV theo Điều 43 Luật TTHC:

+ Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.

+ Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án.

+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này.

+ Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.

+ Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.

+ Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này.

+ Đề nghị với Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.

+ Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

3. Quyền hạn của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hành chính

Quyền yêu cầu, kiến nghị: Kiểm sát viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ, hoặc yêu cầu làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án.

Quyền tham gia phiên tòa: Kiểm sát viên có quyền tham gia phiên tòa để phát biểu ý kiến, bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát.

Quyền kháng nghị: Kiểm sát viên có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án khi thấy có căn cứ.

Quyền kiểm sát việc thi hành án: Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

4. Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án hành chính gồm những đối tượng nào?

Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án hành chính bao gồm:

  • Tòa án: Kiểm tra việc Tòa án có thực hiện đúng các quyết định của mình hay không.
  • Cơ quan thi hành án: Kiểm tra việc cơ quan thi hành án có thực hiện đúng các biện pháp thi hành án hay không.
  • Các bên trong vụ án: Kiểm tra việc các bên có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án hay không.

5. Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hành chính thì Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo các quy định gì?

Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hành chính, Viện kiểm sát nhân dân phải tuân theo các quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một số quy định quan trọng:

  • Nguyên tắc khách quan, trung thực: Kiểm sát viên phải thực hiện công việc một cách khách quan, trung thực, không được thiên vị bất kỳ bên nào.
  • Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên: Kiểm sát viên phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia tố tụng.
  • Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục: Việc kiểm sát phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
  • Kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm: Kiểm sát viên phải kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thi hành án.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu quyết định phân công kiểm sát viên (kiểm tra viên) kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo