Căn cứ khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
1. Miễn nhiệm là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Tại 1 Điều 2 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức.
Lưu ý: Miễn nhiệm không phải là một hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
2. Các trường hợp cán bộ, công chức miễn nhiệm
2.1. Căn cứ xem xét miễn nhiễm đối với cán bộ
Tại khoản 1 Điều 30, khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định về việc xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm như sau:
- Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Không đủ sức khỏe;
+ Không đủ năng lực, uy tín;
+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;
+ Vì lý do khác.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
- Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.
- Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.
- Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa";
Vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
2.2. Căn cứ xem xét miễn nhiễm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi 2019 như sau:
- Không đủ sức khỏe;
- Không đủ năng lực, uy tín;
- Theo yêu cầu nhiệm vụ;
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
- Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
3. Mẫu quyết định miễn nhiệm theo quy định pháp luật mới nhất
BỘ …………….
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
Số: …../QĐ-….-TCCB
…….., ngày ….. tháng ….. năm 20…..
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC MIỄN NHIỆM CÁN BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ ………………………
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ …………………….; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ ……………….. kỳ họp ngày …./…/20……. về công tác cán bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ …………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn nhiệm chức Ủy viên Hội đồng quản trị Tổng công ty ………………. đối với ông …………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Trưởng ban Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp………., Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty ……………., Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ và ông …………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
4. Hướng dẫn soạn thảo quyết định miễn nhiệm chức vụ, cán bộ, viên chức:
– Về hình thức
+ Mẫu quyết định miễn nhiệm cũng giống với mẫu quyết định điều động cán bộ thông thường sẽ do bộ phận hành chính, nhân sự soạn thảo và gửi tới cấp trên để ban hành quyết định nên cần có bố cục chặt chẽ, chuyên nghiệp. Các mục cũng như điều lệ phải ghi rõ ràng, định dạng kích thước và phông chữ phù hợp.
+ Mẫu quyết định miễn nhiệm được trình bày trên bản giấy có kích thước bằng tờ A4 và theo kết cấu chung thì ở góc trên cùng bên trái có ghi tên công ty và số quyết định miễn nhiệm. Ở góc trên bên phải là vị trí ghi quốc hiệu tiêu ngữ rồi đến ngày quyết định miễn nhiệm được lập. Tiếp đó là tiêu đề chính của mẫu được viết in đậm và có cỡ chữ to nhất. Phần còn lại là diện tích dành cho nội dung quyết định.
+ Phông chữ của mẫu quyết định miễn nhiệm phải tuân theo quy định cơ chữ trong một văn bản pháp luật nói chung là cơ chữ 14, phông chữ phổ biến Time New Roman căn đều hai bên và điều chỉnh các định dạng sao cho hợp lý và thuận mắt nhất.
– Về nội dung
+ Nội dung trong văn bản quyết định miễn nhiệm một chức vụ trước hết phải có các căn cứ lập miễn nhiệm rồi tới tên đối tượng nhận miễn nhiệm, chức vụ bị miễn nhiệm, thời gian miễn nhiệm (ghi cụ thể ngày, tháng, năm). Mục tiếp theo trong văn bản quyết định miễn nhiệm là ghi rõ trách nhiệm của người nhận miễn nhiệm phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu, cơ quan có thẩm quyền về những công việc đã thực hiện trong thời gian giữ chức vụ.
+ Mẫu quyết định miễn nhiệm cần ghi đầy đủ họ tên, chức vụ, thời gian công tác, ngày, tháng, năm thôi giữ chức vụ,… Đặc biệt, mẫu giấy quyết định miễn nhiệm cần phải có lý do cụ thể về việc cá nhân vi phạm ra sao. Ngoài ra, cần phải nêu rõ được trách nhiệm của người bị miễn nhiệm phải chịu trước pháp luật do hành vi mình gây ra trong thời gian còn giữ chức vụ.
Cụ thể nội dung trong một bản quyết định gồm 3 điều:
– Điều 1: Miễn nhiệm Ông/Bà……. thôi giữ chức vụ……….. – Công ty …………….. kể từ ngày….. tháng…… năm …….
– Điều 2: Ông/Bà…………… chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về những công việc đã thực hiện trong thời gian giữ chức vụ
– Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày… tháng… năm…. Cho đến khi có Quyết định khác về việc này được ban hành. Ông/Bà…. và các Phòng/Ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Cuối mỗi mẫu quyết định là nơi nhận và dấu xác nhận của người đứng đầu hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
– Những lỗi cần tránh khi điền nội dung mẫu quyết định miễn nhiệm chức vụ, cán bộ, viên chức
Khi viết quyết định miễn nhiệm cán bộ, cần tuyệt đối tránh những lỗi sai như:
- Không ghi rõ chức vụ, đơn vị công tác của người bị miễn nhiệm.
- Không có thời điểm miễn nhiệm cụ thể (ngày tháng năm).
- Không có đầy đủ chữ ký của người, bộ phận, phòng ban có thẩm quyền; khi đó, quyết định miễn nhiệm sẽ không có hiệu lực.
- Không trình bày rõ ràng lý do miễn nhiệm (kết thúc nhiệm kỳ, điều động cán bộ hay miễn nhiệm do vi phạm quy định).
- Mắc lỗi chính tả, câu cú không rõ ràng.
- Quyết định miễn nhiệm chức vụ, cán bộ, viên chức là văn bản mang giá trị pháp lý nên mọi thông tin trên quyết định miễn nhiệm chức vụ cán bộ phải đảm bảo chính xác 100%, trình bày thông tin khoa học, gọn gàng, chuyên nghiệp và đặc biệt là phải có đầy đủ chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền. Nếu không, quyết định coi như không có giá trị.
Nội dung bài viết:
Bình luận