Mẫu phụ lục hợp đồng cộng tác viên [2024]

Căn cứ khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Pháp luật quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Như vậy trong trường hợp có một số thông tin trong hợp đồng cần phải sửa đổi, điều chỉnh, các bên có thể ký phụ lục hợp đồng. Và cũng không có giới hạn về số lượng phụ lục hợp đồng đi kèm trừ một số trường hợp hợp đồng đặc thù. Vậy Mẫu phụ lục hợp đồng cộng tác viên được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mẫu Phụ Lục Hợp đồng
Mẫu phụ lục hợp đồng cộng tác viên [2023]

1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Cụ thể:

Điều 403. Phụ lục hợp đồng

1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Lưu ý: Phụ lục hợp đồng không phải là hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của nó như hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo.

2. Trường hợp nào phải ký bổ sung phụ lục hợp đồng?

Nếu hợp đồng chính không phát sinh vấn đề gì, không cần làm rõ hay sửa đổi, bổ sung nội dụng nào thêm thì việc lập phụ lục hợp đồng là điều không cần thiết.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp khi thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà các bên chưa lường trước được. Khi đó, nếu các bên muốn thống nhất ý chí để tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng. Tùy theo nội dung thể hiện mà phụ lục sẽ có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Phụ lục thay đổi tên công ty.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, hợp đồng cần phải có phụ lục trong 02 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng và nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng;
  • Trường hợp 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng.

3. Các quy định cơ bản về phụ lục hợp đồng

3.1. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng

Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng, đồng thời, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng cho nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.

3.2. Nội dung của phụ lục hợp đồng

Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.

3.3. Số lần tối đa được ký phụ lục hợp đồng

Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định về số phụ lục hợp đồng tối đa có thể ký kết, vì thế số lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng và tuỳ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì riêng đối với hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng, cụ thể:

Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, các bên chỉ được ký kết phụ lục để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động tối đa một lần và đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết.

4. Mẫu phụ lục hợp đồng cộng tác viên [2023]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                               ………..,ngày……tháng……..năm……..

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN

Số:………./PLHĐCTV

  • Căn cứ theo HĐLĐ số:….. đã có hiệu lực ngày……tháng……năm……..
  • Căn cứ theo nhu cầu thực tế của hai bên…………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên sử dụng lao động ( Bên A):

Công ty:……………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………

Mã số thuế:……………………………………………………

Đại diện:Ông/Bà:……………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………

Số CCCD:………………cấp ngày……….Tại…………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………

Số tài khoản ngân hàng:……………..chi nhánh………….

Bên người lao động ( Bên B):

Ông/Bà:…………………………………………………..

Số CCCD:……………cấp ngày………..Tại……………

Địa chỉ thường trú:……………………………………..

Số tài khoản ngân hàng:…………..chi nhánh……………

Sau khi Hợp đồng lao động số…… đã có hiệu lực, dựa trên những vấn đề phát sinh và mong muốn được bổ sung một số phần trong Hợp đồng lao động……như sau:

1.Khối lượng công việc:

– Sửa đổi Điều 3 Hợp đồng lao động số…… về khối lượng công việc tăng lên là ………………………………………………………………………………………..

-Ngoài số việc trong Điều 3 Hợp đồng lao động thì phần khối lượng cụ thể được tăng lên:……………………………………………………………………….

Phần sửa đổi có hiệu lực từ ngày……tháng…..năm…….

2.Thời gian làm việc:

-Thay đổi Điều 4 Thời gian làm việc trong Hợp đồng lao động số…..

+Từ làm thời gian ….giờ/1 ngày thành ….giờ/1 ngày.

+ Không bắt buộc phải cố định vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày,miễn là phù hợp trong khoảng giờ hành chính theo tiêu chuẩn về thời giờ lao động.

+Thay đổi Khoản 2 Điều 4 của Hợp đồng lao động là Khi bên B khi nghỉ thì không cần thông báo cho Bên A biết giờ thành Khi bên B nghỉ thì phải thông báo trước ít nhất …. Ngày.

Phần thay đổi có hiệu lực từ ngày….tháng….năm……

3.Tiền lương, trợ cấp, hỗ trợ

-Thay đổi Điều 5 Phần Tiền lương thanh toán như sau: Thay đổi từ khoản tiền thanh toán từ cố định theo tháng là số tiền:………../1 tháng thành thanh toán cho Bên B là tính theo giờ làm việc:…….Nghìn/1 giờ.

+ Giờ làm việc theo tiêu chuẩn là bắt buộc phải có mặt ở nơi làm việc công ty, không tính lương nếu không làm việc trực tiếp tại công ty.

-Bổ sung thêm một khoản tiền hỗ trợ cho Bên B:

+ Tiền xăng, xe:…………………..

+Tiền gửi xe:……………………..

+Tiền công khác mà không phải tiền lương:……………………………………..

Phần thay đổi có hiệu lực từ ngày…tháng…năm…..

4.Sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động:

-Bổ sung phần này vào Hợp đồng lao động:

+ Không được tiết lộ những vấn đề về chính sách cho các công ty cạnh tranh

Các công ty cạnh tranh trực tiếp:……………………………………………….

+Nếu vi phạm điều này sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về lao động và Bên A trực tiếp xử phạm;

+ Cụ thể Bên A có quyền xử phạt như sau:

Nếu như Bên B tiếp cận, thu thập, sử dụng thông tin của Bên A trong thời gian làm việc thì sẽ phải chịu phạt:…………………………………………….

Phụ lục Hợp đồng sẽ được chia làm … bản, mỗi bên …. Bản.

Hiệu lực của Phụ lực Hợp đồng bắt đầu từ ngày…….tháng…..năm……..

Đại diện Bên A                                                                        Đại diện Bên B

5. Lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng cộng tác viên

Trong quá trình soạn thảo phụ lục hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý các vấn đề sau:

Lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng
Hình thức
  • Phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân theo các quy định đó.
Nội dung
  • Do các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau.
  • Không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
  • Đảm bảo đối tượng của phụ lục hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.
  • Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
  • Đảm bảo người tham gia phụ lục hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
Phạm vi ủy quyền
  • Các bên trong phụ lục hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện ủy quyền, phạm vi được ủy quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện ủy quyền.

Trên đây là Mẫu phụ lục hợp đồng cộng tác viên [2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo