Mẫu kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm là một bước không thể thiếu trong một bản kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp. Đối với một Marketer “lành nghề”, đây vẫn là một công việc “khó nhai”. Chứ không kể gì đến những người vừa chập chững vào nghề. Sau đây là Mẫu kế hoạch truyền thông online [Mới nhất 2023]
1. Lý do tại sao bản kế hoạch Marketing Online lại quan trọng đến thế?
Trong toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc lên kế hoạch sẽ đóng vai trò như một nền tảng.
Vậy nền tảng đây có ý là gì?
Hãy thử tưởng tượng xem. Bạn đang xây một căn nhà, việc đầu tiên bạn phải làm là gì? Đó chính là xây lên bộ móng nhà để đảm bảo mọi công đoạn xây nhà về sau đều được triển khai an toàn, vững chắc.
Kế hoạch kinh doanh nói chung, và kế hoạch Marketing Online nói riêng cũng có nhiệm vụ tương tự như một bộ móng nhà. Bạn có một kế hoạch chỉn chu, đầy đủ thông tin cần thiết sẽ giúp bạn nắm bắt và đảm bảo được toàn bộ hoạt động mình cần làm để quảng bá 1 sản phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp.
2. Quy trình lập kế hoạch Marketing online cho sản phẩm của doanh nghiệp
Đối với những Marketer trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tốt nhất bạn vẫn nên theo quy trình cụ thể để đưa ra được mẫu kế hoạch marketing online cho 1 sản phẩm. Việc này giúp tiết kiệm thời gian. Đồng thời giúp Marketer tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc trong việc lập kế hoạch.
Bước 1: Đưa ra mục tiêu chính của chiến dịch Marketing Online
Bất kể công việc gì, đều phải có mục tiêu. Khi bạn đưa ra được mục tiêu cho chiến dịch Marketing Online, bạn đã hoàn thành được phần lớn việc cần làm trong một mẫu kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm.
Vậy làm sao để tìm ra đúng mục tiêu cho chiến dịch? Thường thì ít khi có một chiến dịch Marketing Online mà chỉ có duy nhất 1 mục tiêu mà sẽ là hai hoặc ba mục tiêu ví dụ như: Tăng doanh số Bán hàng Online, Tăng tương tác trên Facebook, Tăng traffic từ Google Ads,…
Tốt nhất, hãy lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART:
- Specific: Cụ thể rõ ràng. Nếu mục tiêu là tăng tương tác, thì kết quả phải là bao nhiêu tương tác, bao nhiêu like, bao nhiêu share. Nếu mục tiêu bán hàng, thì kết quả là bán được thêm bao nhiêu đơn hàng. Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, bạn dễ dàng đưa ra được khối lượng công việc cần thiết cũng như ngân sách cụ thể hơn.
- Measurable: Đo đếm được. Nghiêm cấm những mục tiêu theo dạng chung chung. Hiện tại bạn đang có công cụ nào, phân tích dữ liệu hiện tại như thế nào rồi hẵng đưa ra mục tiêu.
- Attainable: Có thể đạt được. Không quá “ảo tưởng sức mạnh” khi lập mục tiêu cho kế hoạch Marketing Online. Mục tiêu quá cao chỉ khiến bạn rút cạn ngân khố cũng với đó là hiệu quả chẳng đi đâu đến đâu.
- Relevant: Liên quan đến tầm nhìn chung của doanh nghiệp.
- Time-Bound: Thời gian triển khai và kết thúc. Một mẫu kế hoạch Marketing Online cho sản phẩm không bao giờ được thiếu các mốc thời gian triển khai và kết thúc. Đây chính là “Deadline” nổi tiếng mà người trong giới thường nói đến. Và bạn sẽ phải nỗ lực hết mình để “chạy deadline” với kế hoạch mà bạn đưa ra.
Ngoài ra, hãy lên một ngân sách phù hợp nhất cho bản kế hoạch.
Bước 2: Phân tích thị trường, sản phẩm
A. Phân tích thị trường
Sản phẩm bạn tốt đến đâu mà bạn không đưa nó đến đúng thị trường có nhu cầu mua. Thì coi như không. Bạn bỏ nhiều tiền quảng cáo, nhưng không có người mua. Bạn “mất cả chì lẫn chài”.
Phân tích thị trường thường phải ngắn gọn súc tích, đưa ra được những thông tin chính như:
- Các yếu tố về nhân khẩu học có liên quan và lối sống.
- Vị trí của khách hàng (địa phương, khu vực, quốc gia hoặc quốc tế).
- Đánh giá về quy mô thị trường và mức tăng trưởng ước tính của thị trường.
- Xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường.
B. Phân tích SWOT cho sản phẩm
SWOT – vẫn là một trong những mô hình phân tích sản phẩm hữu dụng cho mọi doanh nghiệp. Mô hình này giúp bạn nắm rõ hầu hết các thông tin chi tiết cụ thể nhất về sản phẩm.
- Strength: Thế mạnh của sản phẩm
- Weakness: Điểm yếu của sản phẩm
- Opportunity: Sản phẩm này có những cơ hội gì trên thị trường
- Threaten: Hiện tại đang có những trở ngại, khó khăn gì gây khó dễ cho sản phẩm khi đưa ra thị trường
C. Phân tích đối thủ
Ngoài việc hiểu rõ sản phẩm của bạn, nghiên cứu sản phẩm đối thủ cũng sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm bạn có khả năng đánh bật họ bằng yếu tố nào.
Ngoài ra, tìm hiểu rõ hơn về những kênh Marketing Online của đối thủ. Và họ đang làm gì với những kênh đó. Qua những bước tìm hiểu này, biết đâu bạn lại đưa ra một hướng đi mới cho mẫu kế hoạch Marketing Online của mình.
Bước 3: Xây dựng Chiến lược Marketing Online
A. Định vị khách hàng
Hãy từ phần phân tích thị trường ở phía trên hãy đưa ra một tập khách hàng mục tiêu của chiến dịch. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần có khi muốn xây dựng chiến dịch Marketing Online:
- Họ đang gặp khó khăn gì? Sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề gì của họ?
- Họ thường sử dụng những kênh online nào và thời gian sử dụng trong khoảng nào?
- Ngôn ngữ, văn hóa, và phong cách của khách hàng mục tiêu
- Có những chủ đề về cuộc sống và công việc mà họ quan tâm đến?
Đây chỉ là phần cơ bản, dần dần trong suốt chặng đường triển khai chiến dịch, bạn sẽ còn khám phá thêm nhiều nhu cầu ẩn sâu bên trong (customer insights) và hành vi khách hàng và từ đó tối ưu chiến dịch.
B. Chiến lược sử dụng các kênh quảng bá Online
Bạn đã có được thông tin về khách hàng mục tiêu? Bây giờ sẽ chính là lúc bạn sử dụng nó để đưa ra những chiến lược hợp lý nhất để thu hút họ.
Hiện nay các kênh quảng bá Online thường gặp sẽ là các kênh:
- Quảng cáo mạng xã hội (như Facebook, Instagram, Zalo..)
- SEO trên công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc,.)
- Quảng cáo trên trang tìm kiếm (Google, Cốc Cốc)
- Email Marketing, Automation email..
Mỗi kênh sẽ có điểm mạnh và điểm yếu. Một lời khuyên chân thành là bạn không nên chỉ sử dụng một kênh. Mà hãy kết hợp nhiều kênh Online với nhau. Bởi vì nhờ thế, bạn mới có thể đảm bảo đưa sản phẩm đến mọi nguồn Kênh online được.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các công cụ online để hỗ trợ marketing hiệu quả. Các công cụ marketing này giúp bạn giảm rủi ro do lỗi của con người. Và cắt giảm các khâu quản lý phức tạp với những việc lặp đi lặp lại.
C. Đo lường chiến dịch
Tối ưu và đo lường cũng là một phần không thể thiếu trong mỗi mẫu kế hoạch Marketing Online cho 1 sản phẩm. Thường trong phần này bạn sẽ phân tích những con số kết quả đưa ra từ các kênh quảng bá.
Ví dụ: Nếu chiến dịch tăng tương tác trên Facebook thì bạn sẽ phải quan tâm đến các chỉ số: Like, Share, Comment. Còn nếu chiến dịch bán hàng thì sẽ cần đến CTR, CPC, Conversion Rate,…
Tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch mà bạn sẽ phải có phương pháp đo lường và tối ưu thích hợp cho nó.
3. Mẫu kế hoạch Marketing online cho 1 sản phẩm
Dưới đây LeadUp xin đưa ra mẫu kế hoạch Marketing Online mà Marketer mới vào nghề có thể dễ dàng áp dụng.
Đây là bản kế hoạch bao gồm các quyết định cốt lõi, định hướng cho Marketing Online nhằm đạt được mục tiêu. Chúng ta còn có các bản kế hoạch phân cấp nhỏ hơn và chi tiết hơn: kế hoạch thực hiện cho từng công cụ.
Nội dung bài viết:
Bình luận