Bất cứ một chiến dịch truyền thông nào thì việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên và quan trọng nhất khởi đầu cho sự thành công của chiến dịch. Ngày nay, trong các doanh nghiệp, kế hoạch truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến dịch quảng bá hình ảnh, thương hiệu và chiến lược phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, để hiểu đúng nghĩa về kế hoạch truyền thông thì không phải ai cũng phân định rõ được và đôi khi còn nhầm lẫn với quảng cáo.
Mẫu kế hoạch truyền thông là gì?
1. Kế hoạch truyền thông là gì?
Lập kế hoạch là bước đầu tiên trong mọi chiến dịch truyền thông. Đây là khâu khởi nguồn và cũng là khâu quan trọng nhất trong một chiến dịch truyền thông bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai của chiến dịch. Ở mỗi góc độ khác nhau người ta lại có cách hiểu về kế hoạch truyền thông khác nhau:
Tiếp cận ở góc độ ra quyết định thì: “Lập kế hoạch truyền thông là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định chiến lược, kế hoạch chi tiết để đạt được các mục tiêu chiến dịch truyền thông đã định ra. Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và các kế hoạch dự trù nhằm thích ứng với mọi sự thay đổi của môi trường để đạt được mục tiêu cụ thể của chiến dịch truyền thông.”
Tiếp cận ở độ nội dung và vai trò thì: “Lập kế hoạch truyền thông là một trong những hoạt động cơ bản trong chiến dịch truyền thông nhằm mục đích xem xét các mục tiêu, các phương án, bước đi trình tự và cách tiến hành các hoạt động truyền thông.”
Tóm lại, Lập kế hoạch truyền thông là quá trình bạn đi xác định các mục tiêu, các đối tượng liên quan, các phương thức truyền thông, phương án chi tiết cho từng phần việc, từng giai đoạn cụ thể,… để đạt được những mục tiêu chiến dịch truyền thông đã đề ra.
2. Tại sao phải lập kế hoạch truyền thông?
Với một chiến dịch truyền thông, lập kế hoạch cho bạn biết được quy trình thực hiện một chiến dịch truyền thông, các bước trong tương lai, hạn chế các sự cố, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, … đồng thời có thể thiết lập nên các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và áp dụng cho các chiến dịch tiếp theo.
Hiện nay, với một chiến dịch truyền thông việc lập kế hoạch có các vai trò to lớn bao gồm:
– Kế hoạch cho biết mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu của mỗi chiến dịch truyền thông. Khi tất cả nhân viên trong ekip thực hiện chiến dịch biết được sẽ đi đâu và làm gì để đạt được các mục tiêu đó, họ sẽ có thái độ làm việc và phối hợp với nhau một cách có tổ chức. Do đó, nếu không có kế hoạch thì quĩ đạo đi tới mục tiêu của chiến dịch sẽ là đường ziczăc phi hiệu quả.
– Kế hoạch giúp người quản lý chiến dịch có thể dự đoán được những khả năng có thể xảy ra trong từng giai đoạn, từng phần việc,… để đưa ra các giải pháp ứng phó thích hợp.
– Kế hoạch truyền thông giúp làm giảm được sự chồng chéo và các hoạt động làm lãng phí nguồn lực khi thực hiện chiến dịch. Khi mục tiêu và các bước thực hiện đều rõ ràng thì người quản lý sẽ biết cần bao nhiêu nhân lực, vật lực và thời gian thực hiện phần việc đó.
-Lập kế hoạch giúp bạn thiết lập được các tiêu chuẩn để kiểm tra đạt hiệu quả của chiến dịch.
Với những vai trò vô cùng quan trọng như thế bạn hiểu tại sao khi thực hiện bất cứ một chiến dịch truyền thông dù nhỏ hay lớn nào đều cần phải lập kế hoạch trước.
3. Những lợi ích của việc lập kế hoạch truyền thông
Lập kế hoạch truyền thông có một số lợi ích, bao gồm:
- Bạn sẽ bắt đầu và duy trì được óc tổ chức hơn trong chiến dịch quảng cáo của mình.
- Bạn sẽ có thể lập ra và theo dõi ngân sách chiến dịch của mình.
- Nghiên cứu bạn tiến hành trước sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các đối tượng khách hàng của mình, từ đó nhắm mục tiêu và phân khúc khách hàng hiệu quả hơn.
- Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì các đồng nghiệp đang làm.
- Bạn sẽ có một tiêu chuẩn để so sánh các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.
4. Nội dung mẫu kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thông là điều mà mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải làm để công chúng nhận diện thương hiệu. Chính vì vậy các bước lập kế hoạch truyền thông cụ thể sẽ giúp bạn xây dựng được mẫu kế hoạch truyền thông chi tiết và hiệu quả.
Đặt ra mục tiêu cụ thể cho kế hoạch: Người nhận chính là mục tiêu cuối cùng bạn cần nhắm đến chứ không phải ai khác. Hãy tìm hiểu kỹ đối tượng mà bạn nhắm đến, đề ra chiến lược cụ thể để có thể đánh vào tim người nhận một cách dễ dàng nhất.
Thông điệp cần truyền tải: Thông điệp chính là nội dung gửi gắm trực tiếp đến khách hàng. Vì vậy cần lựa như thế nào để tấn công tốt nhất. Truyền tải những gì bạn làm và tại sao bạn lại làm việc đó, Truyền tải những gì sẽ tạo nên sự thay đổi, mới mẻ, Phù hợp với mục tiêu mà bạn đề ra, Trình diễn ra hết những gì bạn muốn với công chúng.
Thời gian thực hiện cụ thể
Lên phương án về các công cụ và cách thức thực hiện
Thông chi tiết và ngân sách chi phí: Một kế hoạch truyền thông chi tiết sẽ kèm theo đó là ngân sách chi ra hợp lý với từng giai đoạn. Marketer cần lưu ý về điều này làm sao cho kế hoạch và chi phí bỏ ra phải hợp lý và hiệu quả. Dựa vào những bước trên để suy tính xem môi trường và cách làm chuẩn nhất để giảm thiểu rủi ro về mức tối thiểu.
5. Mẫu kế hoạch truyền thông
6. Những lưu ý để có một kế hoạch truyền thông hiệu quả
Cho dù chiến dịch của bạn là giới thiệu một sản phẩm hoàn toàn mới hay chỉ là sự mở rộng dòng sản phẩm hiện có, thì những lưu ý dưới đây sẽ dẫn bạn tới thành công.
– Nắm rõ toàn bộ các thông tin liên quan đến sản phẩm mới
Tất cả các thông tin liên quan và những đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ bạn cần phải nắm rõ từng chi tiết. Bạn phải là một chuyên gia về sản phẩm của mình và biết nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
Từ đó, bạn có thể tự đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời những thắc mắc trước một sản phẩm mới mà họ chưa hề có một chút thông tin nào.
– Miêu tả chính xác và ngắn gọn sản phẩm
Không phải ai cũng muốn nghe bạn giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm mới, thời gian chỉ cho phép bạn nói với họ một câu mà thôi, thì liệu họ có hiểu ngay được bạn đang tiếp thị cái gì không?
Đó là một sản phẩm, một dịch vụ, một công cụ hay một giải pháp,…? Bạn cần tìm ra một danh từ và càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Trước tiên bạn cần xác định được danh từ đó, viết ra một câu miêu tả cụ thể, sau đó thu gọn câu chữ lại và mang ra thảo luạn với các nhân viên trong bộ phận phát triển sản phẩm.
– Xây dựng một hệ thống hình ảnh đẹp, rõ ràng và sắc nét
Hệ thống hình ảnh sử dụng trong toàn bộ chiến dịch phải phải ánh được mạnh mẽ sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của bạn.
Nếu như sản phẩm của bạn là 1 sự mở rộng của dòng sản phẩm hiện tại thì hãy đảm bảo rằng tất cả những dữ liệu giới thiệu, quảng bá thích hợp với hệ thống hình ảnh hiện tại của doanh nghiệp bạn.
Điều này giúp cho công chúng mục tiêu thấy sự nhất quán về sản phẩm, dịch vụ của bạn ở tất cả các dữ liệu quảng bá trong toàn bộ chiến dịch truyền thông.
– Tìm kiếm sự sáng tạo
Việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ mới cũng cần mang tính cách tân như chính sản phẩm mới của bạn vậy. Để tạo ấn tượng với công chúng mục tiêu bạn cần tới 1 ý tưởng lớn, 1 khái niệm, 1 chủ đề hay 1 hình ảnh bất ngờ.
– Xây dựng kế hoạch tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau
Trên thực tế, một chiến dịch truyền thông hiệu quả không chỉ là những thông báo đơn lẻ mà phải thực hiện trên nhiều kênh khác nhau như truyền hình, sóng truyền thanh, báo chí, trên mạng internet, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, xúc tiến bán hàng, giao tiếp nhân viên, triển lãm thương mại,…
Nếu bạn không có 1 kế hoạch tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau thì những điều bất ngờ thú vị mà bạn mong muốn tạo dựng được với sản phẩm mới sẽ chỉ như 1 làn sóng nhỏ trên mặt hồ nước rộng lớn.
– Kết chặt thông điệp
Sau khi đã xác định được tất cả các kênh sóng tiếp thị để tung ra thị trường sản phẩm, dịch vụ mới, để tránh việc quảng bá không có hệ thống. Bạn nên bắt đầu từ một ý tưởng lớn sau đó trợ giúp cho ý tưởng này bằng từ 3 – 5 thông điệp chủ chốt.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu kế hoạch truyền thông mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích đến quý bạn đọc trong cuộc sống và công việc. Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận