Mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm [Cập nhật 2024]

Kỹ năng lập kế hoạch là kỹ năng sắp xếp mọi công việc theo mức độ gắn trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này nhằm mục đích giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng kiểm soát được thời gian và hiệu quả công việc. Kỹ năng lập kế hoạch được xem là một trong những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và cuộc sống thường ngày. Mời bạn tham khảo bài viết: Mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm [Cập nhật 2023] để biết thêm chi tiết.

ke_hoach_lam_viec
Mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm [Cập nhật 2023]

1. Kỹ năng lập kế hoạch là gì?

1. Khái niệm

Kỹ năng lập kế hoạch là kỹ năng sắp xếp mọi công việc theo mức độ gắn trong một khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này nhằm mục đích giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng kiểm soát được thời gian và hiệu quả công việc. Kỹ năng lập kế hoạch được xem là một trong những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và cuộc sống thường ngày.

2. Lợi ích của kỹ năng lập kế hoạch

- Dễ dàng theo dõi và kiểm tra tiến độ công việc: Việc lập kế hoạch giúp bạn biết được những công việc mình đang làm và mức độ hoàn thành cho từng công việc. Từ đó mà việc theo dõi và kiểm tra cũng trở nên dễ dàng hơn.

- Tận dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có: Kỹ năng lập kế hoạch giúp doanh nghiệp phân bổ được nguồn nhân lực một cách hợp lý cho từng vị trí công việc. Điều này giúp tiết kiệm được khoảng chi phí, thời gian và tăng hiệu quả công việc.

- Nâng cao vị thế cạnh tranh so với các đối thủ: Trước khi vào bước lập kế hoạch sẽ trải qua giai đoạn phân tích. Tất cả những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân, cũng như của đối thủ được phân tích một cách kỹ càng. Từ đó, giúp bạn nhìn nhận ưu nhược điểm của bạn thân khách quan nhất cùng với kế hoạch sẽ được lập ra đánh vào điểm yếu đối thủ.

- Tạo động lực để đạt được mục tiêu mong muốn: Khi có kế hoạch mỗi ngày cụ thể, sẽ hạn chế được việc trì hoãn công việc. Do đó mà thúc đẩy bản thân làm việc nhiều hơn để đạt được mục tiêu.

- Phát triển bản thân theo đúng phương hướng đề ra: Khi đã vạch ra được kế hoạch dài hạn, bạn sẽ biết được những gì mình cần làm và đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm. Thông qua đó, bạn có thể hiểu rõ được bản thân và giúp chính mình phát triển đúng hướng.

- Quản lý thời gian hiệu quả: Kỹ năng lập kế hoạch giúp mọi người kiểm soát được mọi điều từ công việc lẫn cuộc sống. Thực hiện mọi thứ theo thứ tự quan trọng, như vậy kết quả mang lại sẽ tốt hơn.

- Cơ sở cho việc quản trị rủi ro: Việc sắp xếp được thời gian và công việc, những kế hoạch dự bị sẽ kịp thời phản ứng với những rủi ro trong công việc. Như vậy công việc sẽ không bị trì hoãn và vẫn giữ đúng mục tiêu đề ra.

- Bằng chứng đánh giá kết quả làm việc: Nhờ lập kế hoạch mà công việc trở nên cụ thể và rõ ràng. Như vậy, bạn có thể theo dõi được kết quả mỗi ngày có đúng như mục tiêu đề ra hay chưa và tăng tốc thay đổi kịp thời.

- Nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ tổ chức: Trong công việc, bảng kế hoạch cho công việc có quy mô lớn và cần sự đóng góp ý kiến của mọi người. Do đó, để hoàn thành công việc của một nhóm, mọi người sẽ trao đổi đồng thời học hỏi được ở mọi người để có một bản kế hoạch phù hợp. Từ điều này có thể giúp mọi người nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ tổ chức.

2. Phương pháp xác định nội dung công việc (5W1H2C5M)

1. Xác định 5W

- Why (Mục tiêu, yêu cầu công việc): Trước khi lập bản kế hoạch, bạn cần phải biết được mục tiêu mà bản thân muốn hướng đến. Để từ đó biết được ý nghĩa của công việc bạn dự định làm, nó mang lại được gì.

- What (Nội dung công việc): Bạn cần phải liệt kê những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, nên đi sâu vào mỗi vấn đề để bản kế hoạch được cụ thể hơn.

- Where (Địa điểm thực hiện công việc): Liệt kê đầy đủ những địa điểm sẽ thực hiện từng công việc. Địa điểm khi được đưa vào bản kế hoạch giúp bạn có thể chuẩn bị thật tốt về mọi mặt.

- When (Thời gian thực hiện công việc): Khi đã xác định được mục tiêu, thời gian dành cho mục tiêu ấy là điều cần thiết. Thời gian giúp công việc phân bổ hợp lý và dễ dàng quản lý.

- Who (Người chịu trách nhiệm): Khi đã có kế hoạch công việc, hãy phân công cho mọi người đảm nhiệm công việc đó. Kể cả bản kế hoạch cá nhân cũng cần liệt kê những người bạn cần sự hỗ trợ từ họ.

2. Xác định 1H

- How (Cách thức thực hiện): Đây là bước liệt kê những tài liệu, những công cụ hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch. Cần cụ thể để việc tìm kiếm hay thực hành hiệu quả hơn.

3. Xác định phương pháp với 2C

- Control (Phương pháp kiểm soát): Dựa vào tính chất công việc để biết được cần phải tập trung kiểm tra những công việc nào. Và lập ra bảng tiêu chuẩn đánh giá để dễ dàng đo lường được kết quả công việc.

- Check (Phương pháp kiểm tra): Xác định được công việc đó có cần kiểm tra mỗi ngày không và cần phải tập trung kiểm tra những nội dung nào. Liệt kê ra người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra để tiết kiệm được thời gian.

4. Xác định nguồn lực với 5M

Đây được xem là mục tiêu chính của việc lập kế hoạch, bởi chỉ khi thỏa mãn được nguồn lực thì bản kế hoạch đó mới được xem là có tính khả thi. Nguồn lực được xác định dựa trên 5 yếu tố: nguồn nhân lực (man), tiền bạc (money), nguyên nhiên vật liệu (material), công nghệ (machine), cách thức làm việc (method).

3. Một số phương pháp lập kế hoạch khác

- Phương pháp phân tích SWOT: Mô hình phân tích SWOT là mô hình phân tích chiến lược kinh doanh cho tất cả doanh nghiệp có quy mô từ lớn đến nhỏ. Phân tích SWOT dựa trên 4 yếu tố Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp nhận định được doanh nghiệp. Để từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp và những cách khắc phục những rủi ro và điểm yếu.

- Phương pháp sơ đồ mạng lưới (PERT): Là quá trình mô tả những hoạt động cần thiết, chi phí và thời gian cho một dự án hay một kế hoạch được biểu hiện bằng biểu đồ. Để thực hiện được phương pháp PERT cần có 4 yếu tố là sự kiện, đường găng (critial path), phân bổ các nguồn lực, chi phí và thời gian. Biểu đồ này cho phép doanh nghiệp theo dõi công việc, xác định thời gian dự trữ có thể và phân bổ nguồn lực cần thiết để giữa cho dự án đúng tiến độ đã đề ra.

- Phương pháp chuyên gia (Professional solution): Doanh nghiệp hay người quản lý sẽ đưa ra quyết định dựa trên những ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao do những tập hợp ý kiến từ những chuyên gia. Họ là những người có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thị trường.

- Phương pháp Delphi: Phương pháp này cũng tham vấn những chuyên gia để đưa ra quyết định cuối cùng, tuy nhiên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Có 3 nhóm chuyên gia thực hiện phân tích: những người ra quyết định, điều phối viên, các chuyên gia chuyên sâu. Mục đích cuối cùng của phương pháp này là đưa ra dự báo gần chính xác nhất cho tương lai.

- Phân tích chi phí - lợi ích (CBA): CBA là viết tắt của từ Cost - Benefit Analysis được sử dụng bởi các tổ chức nhà nước, chính phủ với mục đích phân tích kinh tế. Việc phân tích này đưa đến kết quả cuối cùng là phúc lợi cộng đồng có được tăng khi bỏ ra khoản chi phí tương đương hay không.

4. Mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm [Cập nhật 2023]

PHÒNG GD&ĐT QUẬN .............
TRƯỜNG TIỂU HỌC .................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:.......... ........, ngày..........tháng........năm.........

KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động hè ........

- Căn cứ Hướng dẫn số ............ ngày ....tháng ...năm ........ của Sở Giáo dục và Đào tạo ......... về kế hoạch tổ chức hoạt động hè ........

- Căn cứ Kế hoạch số ...........ngày ...tháng ...năm ........ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện .......... về kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm ........

Trường Tiểu học .......... xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm ........ với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích.

– Nhằm phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên các địa bàn dân cư nơi học sinh cư trú, tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, chương trình học bơi chống tai nạn đuối nước, các hoạt động vui chơi bổ ích.

– Nâng cao ý thức, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh trong kỳ nghỉ hè năm ........

2. Yêu cầu.

– Việc tổ chức hoạt động hè cho học sinh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tăng cường tuyên truyền, vận động khuyến khích các em học sinh tham gia có sự ủng hộ của cha mẹ học sinh tránh áp đặt.

– Khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn, giáo dục ý thức chủ động phòng chống các tai nạn, các tệ nạn xã hội cho học sinh; thông qua các hoạt động tạo tâm thế phấn khởi chuẩn bị tốt các điều kiện bước vào năm học mới.

– Hướng dẫn chương trình dạy kĩ năng sống cho học sinh thông qua đó học sinh được trải nghiệm và tự

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HÈ TRONG HỌC SINH

– Đối tượng: Toàn thể học sinh Trường..............

– Thời gian tổ chức hoạt động hè: Từ ngày 15/7/........ đến 31/8/........

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Theo đặc thù và điều kiện cụ thể, Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè của trường phối hợp với Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè địa phương tổ chức các hoạt động bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo tập trung thực hiện các nội dung chính sau đây:

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống và tuyên truyền pháp luật:

– Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương, tổ chức các hội thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống của dân tộc, địa phương lồng ghép với hoạt động kỷ niệm các đợt kỷ niệm, các ngày lễ lớn như: kỷ niệm .....năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/........). Ngày thương binh liệt sĩ 27/7/........

– Tổ chức thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ việc nhà cho gia đình thương binh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách; dọn dẹp vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh các khu tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ,…

– Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong học sinh. Hướng dẫn học sinh giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình vừa sức, giáo dục ý thức tiết kiệm, không lãng phí; cùng tham gia các hoạt động xã hội, giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn, vận động quyên góp sách giáo khoa đã qua sử dụng cho học sinh nghèo.

– Tổ chức và tham gia các hoạt động nhằm giáo dục tình yêu biển đảo quê hương, lòng tự hào dân tộc cho học sinh.

– Giáo dục học sinh nếp sống văn minh nơi thôn xóm, ý thức chấp hành pháp luật, phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật như: Luật Giao thông đường bộ, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, quyền và nghĩa vụ của trẻ em…

2. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho học sinh.

– Ban chỉ đạo sinh hoạt hè của trường xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho học sinh. Việc tổ chức các hoạt động hè phải đặt tiêu chí an toàn là yếu tố quan trọng trong công tác tổ chức; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho giáo viên, học sinh khi tham gia các hoạt động.

– Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm ........

– Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, đoàn viên giáo viên tham gia các hoạt động hè.

– Đơn vị phân công cá nhân, đoàn thể phụ trách phối hợp với Ban chỉ đạo sinh hoạt hè địa phương mở cổng trường và thư viện, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh vui chơi, sinh hoạt hè tại trường trên cơ sở phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn và bảo quản cơ sở vật chất nhà trường.

– Hiệu trưởng nhà trường vận động cha mẹ học sinh và phối hợp với Xã Đoàn tổ chức các lớp phổ cập bơi lội cho học sinh. Triển khai kế hoạch phổ cập bơi lội, phòng chống đuối nước, phối hợp với các cơ sở dạy bơi để phổ cập bơi lội cho học sinh.

– Giáo dục học sinh nếp sống văn minh nơi địa bàn dân cư thôn xóm, ý thức ứng xử văn hóa trong trường, lớp và nơi công cộng; ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh nơi công cộng, giáo dục văn hóa xếp hàng và kỹ năng sống,… Tổ chức ngày “Chủ nhật xanh”, dọn dẹp khuôn viên trường, lớp sạch sẽ hàng tuần.

3. Tổ chức và tham gia các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông, thực hiện nếp sống văn minh đường làng ngõ xóm, góp phần xây dựng xã nông thôn mới năm ........

– Tổ chức tuyên truyền giáo dục thay đổi hành vi ứng xử với môi trường. Tổ chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh trường lớp, các hoạt động chăm sóc, tôn tạo bồn hoa, cây xanh trong khuôn viên nhà trường nhằm tạo cảnh quan thông thoáng, góp phần bảo vệ môi trường.

– Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh hình thành thói quen tốt cho con em tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.

– Tuyên truyền sâu rộng trong cha mẹ học sinh về việc thực hiện nghiêm túc việc đội nón bảo hiểm cho con em từ 6 tuổi trở lên khi tham gia giao thông.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong học sinh chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông.

4. Tăng cường tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, học sinh nghèo hiếu học:

– Tổ chức các hoạt động sinh hoạt, ôn tập hè cho các em thiếu nhi và các hoạt động chăm lo cho trẻ em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố hoặc mẹ mất sớm.

– Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý cho học sinh thông qua các hoạt động, các chương trình nhằm giúp các em chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày.

– Khuyến khích thành lập các nhóm học tập, đôi bạn học tập để cùng kèm cặp, hướng dẫn, giúp đỡ các học sinh có học lực yếu, kém. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho thanh thiếu nhi, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

5. Tham gia các hoạt động tình nguyện:

– Tham gia các hoạt động tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn minh khu dân cư gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, tổ chức các ngày tình nguyện “Chung tay xây dựng nông thôn mới, sạch đẹp, nghĩa tình” gắn với các hoạt động vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan nơi cư trú.

– Tăng cường tổ chức các hoạt động bổ trợ, duy trì sinh hoạt các Câu lạc bộ, đội nhóm trong nhà trường để tăng cường việc vận động học sinh tham gia sinh hoạt hè, nhất là tăng cường tỉ lệ vận động học sinh, giáo viên trẻ tham gia Chiến dịch tình nguyện Hè .........

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HÈ TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, CÔNG NHÂN VIÊN:

– Tổ chức cho 100% cán bộ quản lí, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ vè CTGDPT 2023 theo kế hoạch của PGD-ĐT và nhà trường

1. Bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị:

– Nắm bắt tình hình tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên tại đơn vị. Đảm bảo công tác an toàn trường học, phòng chống cháy nổ, quản lý tốt tài sản, cơ sở vật chất của đơn vị.

– Phân công lịch trực lãnh đạo của đơn vị để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

– Nhà trường tổ chức cho 100% cán bộ quản lí, giáo viên bồi dưỡng về nhận thức tư tưởng chính trị theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tổ chức triển khai học tập chính trị hè cho toàn bộ CBQL, giáo viên, nhân viên theo hướng dẫn chung của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy.

2. Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ CT SGK .....

– Đối với CBQL, GV: Tổ chức cho 100% cán bộ quản lí , giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông; bồi dưỡng chuyên đề về nghiệp vụ chuyên môn, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, v.v…

– Đối với cán bộ Đoàn-Đội: Phân công và chỉ đạo TPT Đội tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng các chuyên đề về hướng dẫn kỹ năng sinh hoạt cộng đồng; chuyên đề về các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong Ngành.

3. Tham gia các kỳ tuyển sinh lớp đầu cấp:

Hiệu trưởng căn cứ theo văn bản của UBND huyện, văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nghiêm túc, đúng qui chế, qui định về công tác tuyển sinh lớp đầu cấp năm học ..........

III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng, TPT Đội tham gia Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè của xã.

– Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, triển khai phối hợp thực hiện có hiệu quả các nội dung về tổ chức hoạt động hè ........ của nhà trường.

– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra công tác tuyển sinh lớp đầu cấp. Tổ chức các lớp ôn tập văn hóa hè cho học sinh tại đơn vị gồm: Các lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu và các lớp ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho năm học mới ........; kiểm tra và xử lý nghiêm việc dạy thêm và học thêm trái với quy định trong dịp hè và đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học ........

– Tổ chức dạy kĩ năng sống hè ........ từ: Dự kiến từ 15 tháng 8 năm ........

– Hiệu trưởng chỉ đạo, phân công các bộ phận của nhà trường, phối hợp với Ban Chỉ đạo hè của xã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mở cổng trường và thư viện cho các em học sinh đến sinh hoạt và vui chơi.

2. Kinh phí hoạt động hè

– Mức chi sinh hoạt hè năm ........ theo quy định chung.

– Nhà trường phối hợp với Ban Chỉ đạo sinh hoạt hè xã đảm bảo sử dụng kinh phí một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là những hoạt động trọng tâm nhằm tổ chức thực hiện hoạt động hè ........ của Trường Tiểu học .......... đạt kết quả tốt nhất./.

Nơi nhận:

– PGD&ĐT ..........(Để báo cáo);

– Lưu: VT,KH.

HIỆU TRƯỞNG
Trên đây là một số thông tin về Mẫu kế hoạch hoạt động trải nghiệm [Cập nhật 2023] – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo