Mẫu kế hoạch học tập cá nhân cho trẻ khuyết tật

Mẫu kế hoạch học tập cá nhân cho trẻ khuyết tật được thiết kế dựa trên nhu cầu và khả năng riêng của từng trẻ, nhằm hỗ trợ tối đa sự phát triển về học tập và kỹ năng xã hội. Kế hoạch bao gồm các mục tiêu cụ thể, phương pháp giáo dục đặc thù và sự phối hợp giữa giáo viên, phụ huynh để đảm bảo trẻ tiến bộ trong môi trường học tập tích cực.

Mẫu kế hoạch học tập cá nhân cho trẻ khuyết tật

Mẫu kế hoạch học tập cá nhân cho trẻ khuyết tật

1. Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được thực hiện như thế nào?

Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bên, bao gồm:

- Gia đình: Tạo môi trường gia đình ấm áp, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tối đa khả năng.

- Nhà trường:

  + Giáo viên:

  • Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ.
  • Áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng trẻ.
  • Tạo ra môi trường lớp học bao dung, khuyến khích sự tương tác giữa các trẻ.
  • Phối hợp với các chuyên gia hỗ trợ.

 + Trường:

  • Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp.
  • Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ để trẻ được phát triển toàn diện.
  • Tạo điều kiện cho giáo viên được đào tạo, nâng cao năng lực.

- Trung tâm hỗ trợ:

+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn như:

  • Đánh giá, tư vấn tâm lý.
  • Can thiệp sớm.
  • Đào tạo kỹ năng sống.
  • Hỗ trợ giáo cụ, tài liệu.

2. Có bắt buộc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trong lớp học hoà nhập?

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân (KHCNC) cho trẻ khuyết tật là bắt buộc và rất quan trọng. KHCNC giúp:

  • Cá nhân hóa quá trình học tập: Đáp ứng nhu cầu và khả năng của từng trẻ.
  • Đặt mục tiêu rõ ràng: Giúp trẻ và giáo viên cùng hướng tới những mục tiêu cụ thể.
  • Đánh giá tiến độ: Giúp theo dõi sự tiến bộ của trẻ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

3. Mẫu kế hoạch học tập cá nhân cho trẻ khuyết tật

UBND HUYỆN PHÚ RIỀNG

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 02/KHCM-THCSND

 Phú Riềng, ngày 29 tháng 09 năm 2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT

NĂM HỌC 2021 – 2022

Căn cứ Hướng dẫn số 10188/BGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ GD&ĐT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh khuyết tật cấp THCS, THPT.

Căn cứ điều 14, 15 tại thông tư 26/2020của BGD&ĐT, ngày 26/8/2020 về đánh giá học sinh khuyết tật.

Căn cứ Thông tư số 42/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 V/v Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.

Căn cứ Thông tư số 03/TT-BGDĐT  ngày 29 tháng 1 năm 2018 của Bộ GD&ĐT V/v Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật.

Căn cứ Công văn số 238/SGDĐT-GDTrH ngày 24 tháng 1 năm 2019 của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước V/v Hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cấp THCS, THPT từ năm học 2018 – 2019.

Căn cứ Công văn số 2867/SGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2021 của Sở GD&ĐT v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021 – 2022;

Căn cứ Công văn số 247/PGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Riềng về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục THCS năm học 2021-2022.

Trên cơ sở thực tế của nhà trường Chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật như sau.

I. Đặc điểm tình hình:

  1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của các cấp, các ngành về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Mỗi năm đều tập huấn về dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên chủ nhiệm

- Tất cả các thầy cô giáo đều có sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này.

- Ý thức học tập của các em có phần tiến bộ.

  1. Khó khăn

- Việc xác định năng lực còn lại của em để có cơ sở theo dõi quản lí, giáo dục chưa khoa học.

- Do chưa xác định được năng lực của em nên việc đánh giá còn lúng túng.

  1. Số lượng học sinh khuyết tật:

TT

Họ và Tên

Lớp 

Dạng KT

Ghi chú (GVCN)

1

Phạm Gia Bảo

6a3

 

Cô L.Hương

2

Kiều Xuân Nhẫn

6a4

Thiểu năng trí tuệ

Cô Lệ Thúy

3

Trịnh Thị Thuỳ Linh

6a10

Vận động ĐB nặng

Cô C.Thành

4

Lê Quốc Việt

7a2

Thiểu năng trí tuệ

Cô Oanh

5

Huỳnh Nhật Thanh

7a7

Thiểu năng trí tuệ

Cô Thơ

6

Lê Thị Diệu Hoàng

8a1

Tim bẩm sinh

Cô Điệp

7

Nguyễn Khắc Cường

8a2

Thiểu năng trí tuệ

Cô Lê Anh

8

Nguyễn Hoàng Minh

8a3

Tim bẩm sinh

Cô Nga TV

9

Nguyễn Hoàng Phương Thảo

8a4

Thiểu năng trí tuệ

Cô Sáu

         
         
         
         

II. Mục tiêu giáo dục hòa nhập:

  1. Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học khác.
  2. Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng.

III. Nhiệm vụ cụ thể:

1.1. Đối với nhà trường

- Huy động và tiếp nhận người khuyết tật đến học.

- Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho người khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho người khuyết tật theo đơn vị lớp.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc giáo dục cho người khuyết tật. Có tổ chức đưa học sinh khuyết tật khám sức khỏe định kì tại cơ sở y tế.

- Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho người khuyết tật.

1.2. Đối với lớp hòa nhập

- Quan tâm, chia sẻ, động viên người khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp.

- Hỗ trợ người khuyết tật về các hoạt động mà họ chưa thực hiện được.

1.3. Đối với tổ, nhóm chuyên môn.

- Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở từng bộ môn mà tổ phụ trách theo sự chỉ đạo ngành cấp trên (Có danh sách học sinh khuyết tật theo dõi định kì).

- Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật của giáo viên.

- Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho người khuyết tật

- Phối hợp các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

1.4. Đối với cá nhân trực tiếp giảng dạy lớp có người khuyết tật.

- Giáo viên dạy giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương người khuyết tật, có năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

- Thực hiện nghiêm túc đầy đủ, chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu về các quy định của nhà trường.

- Chủ động phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân, tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

- Thường xuyên tự bồi dưỡng, tự đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

- Tư vấn cho nhà trường và gia đình người khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục giáo dục  dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.

* Giáo viên lập hồ sơ GDHNNKT của lớp gồm:

+ GVCN lập kế hoạch GDHNNKT chi tiết từng em (theo mẫu đính kèm)

+ Kế hoạch GDHNNKT.(Giáo án dạy trẻ khuyết tật)

+ Danh sách người khuyết tật.

+ Sổ theo dõi sức khỏe người khuyết tật được giáo viên chủ nhiệm cập nhật theo phiếu khám của sở y tế.

-  Hồ sơ này sẽ được bàn giao cho giáo viên lớp trên.  

1.5. Đối với người khuyết tật

- Chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của trường, tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng của mình.

- Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, thực hiện nội quy nhà trường, giữ gìn và bảo vệ tài sản chung. 

- Báo cáo tình hình sức khỏe, khả năng học tập cho người phụ trách lớp hoặc đề xuất nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.

  1. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho người khuyết tật.

- Mỗi người khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá nhân, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu, các đặc điểm các nhân, mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ, thời gian thực hiện, nội dung,  biện pháp thực hiện, người thực hiện, kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

- Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho người khuyết tật được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của người khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ.

  1. Nội dung phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả GDHNNKT. 

3.1 Nội dung, phương pháp giáo dục.

- Căn cứ nội dung chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD – ĐT đối với cấp học THCS.

- Dựa vào khả năng nhu cầu của mỗi người khuyết tật đã xác định trong sổ KHGDCN và kế hoạch giáo dục chung.

- Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh nội dung, chương trình các môn học và phương pháp giáo dục giáo dục một các phù hợp với từng đối tượng người học.

- GVBM đề xuất miễn, giảm một số môn học nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân người học không thể đáp ứng được như môn Tiếng Anh, Thể dục…

3.2 Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập người khuyết tật.

  1. Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh, kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập hòa nhập theo từng đối tượng cụ thể.
  2. Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập người khuyết tật.
  3. Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của người học.

IV. Tổ chức thực hiện

- Trên cơ sở kế hoạch này, từng tổ chuyên môn xây dựng KH dạy trẻ khuyết tật cụ thể và triển khai cho mỗi giáo viên của tổ giảng dạy ở lớp có học sinh khuyết tật thực hiện nghiêm túc.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Phú Riềng (báo cáo);

- Tổ chức, đoàn thể (phối hợp thực hiện)

- GVCN toàn đơn vị (thực hiện);

- Website trường;

- Lưu VT.

P.HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Văn Tuyến

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN

CHO TRẺ KHUYẾT TẬT

  1. THÔNG TIN VỀ HỌC SINH KHUYẾT TẬT

Họ và tên : …………………………..   Giới tính: …………

Ngày sinh: …… tháng …… năm ……….   ; Tuổi:  ……….

Họ và tên cha:    …………………..                    - Nghề nghiệp: ……..

Họ và tên mẹ:  ……………………                    - Nghề nghiệp: ……..

Địa chỉ gia đình: …………………………………………….

Số điện thoại liên lạc:  …………………………….

Giáo viên lập KHGDCN: ……………………………             

  1. Dạng khuyết tật của trẻ: ……………………………..
  2. Đặc điểm chính của trẻ (điểm mạnh/khả năng và nhu cầu/khó khăn/điểm hạn chế hiện tại của trẻ)

a. Điểm mạnh:

 
 
 
 
 
 
 
 
 

b. Khó khăn:

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bảng tóm tắt kết quả tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật:

VD: Đây chỉ là bảng minh họa: 

(GVCN các lớp có HS KT nghiên cứu để xây dựng kế hoạch GDKT cụ thể đối với từng học sinh; hoàn thành và nộp về HPCM cuối tháng 11/2021)

Nội dung tìm hiểu

Khả năng của học sinh

Nhu cầu cần đáp ứng

1. Thể chất

- Sự phát triển thể chất

- Các giác quan

- Lao động đơn giản


- Thể trạng tốt.

- Các giác quan tốt.

- Tích cực ,nhiệt tình


-  Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Nâng cao kĩ luật lao động

2. Khả năng ngôn ngữ giao tiếp:

-  Hình thức giao tiếp

-  Vốn từ

-  Phát âm

-  Khả năng nói

-  Khả năng đọc

-  Khả năng viết


- Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói;

- Có vốn từ cơ bản;

- Tốt;

- Tốt;

- Còn đọc từng tiếng

- Tương đối tốt.

- Rèn nói câu, từ có nghĩa.

- Khuyến khích đọc.

- Khuyến khích viết.

3. Khả năng nhận thức

-  Cảm giác

-  Tri giác

-  Trí nhớ

-  Tư duy

-  Chú ý

-  Khả năng thực hiện nhiệm vụ


- Tốt.

- Bằng hình ảnh, trực quan.

- Còn hạn hẹp

- Cụ thể qua hình ảnh, trực quan

- Không lâu.

- Thực hiện nhiệm vụ đơn giản.


- Rèn khả năng ghi nhớ.

- Hỗ trợ bằng hình ảnh trực quan

- Rèn khả năng chú ý

- Giao nhiệm vụ, động viên thực hiện.

4. Khả năng hoà nhập

-  Quan hệ bạn bè

-  Quan hệ với tập thể

-  Hành vi, tính cách


- Vui vẻ, hòa nhã

- Đoàn kết với mọi người.

- Hiền, ngoan ngoãn.


-  Khích lệ giao tiếp và tạo cơ hội cho em tham gia các hoạt động, sinh hoạt tập thể.

5. Môi trường giáo dục

- Gia đình

- Nhà trường

- Cộng đồng


- Quan tâm.

- Tạo điều kiện học.

-  Gần gũi.


- Tranh thủ sự quan tâm chia sẻ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Tư vấn gia đình cho con tham gia các hoạt động ở thôn (sinh hoạt hè)

  1. Mục tiêu:

4.1. Mục tiêu năm học (dựa theo chương trình bắt buộc chung nhưng chú trọng hỗ trợ HSKT khắc phục những mặt còn hạn chế).

a. Kiến thức: 

- Khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh…):  Rèn kĩ năng sử dụng máy tính để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên đơn giản.

+ Thực hiện các bài toán gải bằng hai phép tính đơn giản.

 - Khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa, GDCD):

 + Rèn kĩ năng nghe nói,đọc viết (GV đọc từng tiếng chữ  HS viết) 

+  Đọc trơn bài đọc trong chương trình và trả lời được câu hỏi đơn giản.

+  Luyện đọc cụm từ, câu ngắn.

Hiểu một số từ ngữ gần gũi theo chủ đề.

- Ngoại ngữ: 

+ Rèn kĩ năng nghe nói,đọc viết (GV đọc từng tiếng chữ  HS viết) 

+  Đọc trơn bài đọc trong chương trình và trả lời được câu hỏi đơn giản.

+  Luyện đọc cụm từ, câu ngắn.

Hiểu một số từ ngữ gần gũi theo chủ đề.

b. Các kỹ năng:

+ Kỹ năng xã hội: 

Biết cảm ơn, xin lỗi đúng tình huống.

Biết tham gia an toàn giao thông.

Biết sử dụng điện thoại di động khi cần.

Biết các tiện ích công cộng như sử dụng thẻ đi xe Buyt, thẻ điện thoại,…

+ Kỹ năng giao tiếp: 

- Rèn kĩ năng sử dụng câu có nghĩa phù hợp với tình huống.

- Biết đặt câu hỏi đơn giản trong giao tiếp với bạn bè.

- Chủ động giao tiếp với bạn, thầy cô.

+ Kỹ năng vận động:

- Biết thực hiện các động tác thể dục, xếp hàng ra vào lớp.

+ Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng lao động:

- Rèn kĩ năng tự phục vụ, tham gia lao động cùng các bạn trong lớp.

+ Hành vi ứng xử: 

  - Biết thực hiện đúng nội quy lớp.

  - Ngoan, tự giác chào hỏi.

  - Biết cảm ơn, xin lỗi, nhường nhịn bạn bè.

c. Phục hồi chức năng: 

  - Rèn kĩ năng phát âm rõ tiếng.

  - Rèn kĩ năng nói từ có nghĩa và hạn chế nói một mình làm việc không có tổ chức.

4.2. Mục tiêu học kì:

Nội dung

Học kì I

Học kì II

a. Kiến thức: 

- Làm quen với kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số tự nhiên, số thập phân

 

-  Tiếp tục rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng trừ,nhân chia. Đọc tên các số thập phân.

b. Các kỹ năng: 

- Kỹ năng xã hội: 

- Rèn giao tiếp trước đám đông.

Cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.

- Sử dụng các yêu cầu đề nghị.

- Sử dụng các tiện ích công cộng

- Biết sử dụng yêu cầu đề nghị.

- Kỹ năng giao tiếp: 

 - Kỹ năng vận động:  - Tham gia các trò chơi vận động, học thể dục, biết xếp hàng ra vào lớp.  
-  Thiện một số vận động cơ bản theo chương trình thể dục lớp 5.
 - Kỹ năng tự phục vụ:  - Tự phục vụ bản thân;

Tự rửa mặt, gội đầu, tắm…

 -  Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Tự rửa mặt, gội đầu, tắm…
 - Kỹ năng lao động:  -  Biết lao động đơn giản.  Tự chăm sóc, tưới hoa, cây cảnh.
 - Hành vi ứng xử:  - Hỏi và trả lời những câu hỏi quen thuộc.Biết xin lỗi,xin phép ,cảm ơn. Không trêu bạn.   Hỏi và trả lời những câu hỏi quen thuộc.Biết xin lỗi,xin phép ,cảm ơn, Không trêu bạn.

c. Phục hồi chức năng:

 - Rèn kĩ năng phát âm rõ tiếng. - Rèn kĩ năng nói rõ từ câu.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỌC KỲ I

Tháng

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Người thực hiện

Kết quả 

Chính

Phối hợp

 

+ Kiến thức:

(Toán, Ngữ văn, các môn học khác) 

- Toán: Làm được 4 phép tính cộng trừ, nhân chia các số tự nhiên, số thập phân đơn giản.

Biết thực hiện so sánh 2 số tự nhiên,số thập phân (Theo hướng dẫn của GV)

- Ngữ Văn:

Đọc bài đọc theo chương trình.

-  Trả lời một vài câu hỏi đơn giản.

- Rèn kĩ năng nghe, viết bằng cách GV đọc chậm, đánh vần những tiếng khó, cho HS viết theo.

-  Rèn kĩ năng đọc trơn câu.

+ Phục hồi chức năng:

Lao động đơn giản:

- Lấy đồ dùng, sách vở theo yêu cầu của giáo viên.

- Nhớ tên, đồ dùng…

-  Hành vi:

Rèn đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp.




-  GV làm mẫu. 

-  Có thể dùng máy tính;



- Hoặc hướng dẫn cụ thể.




-  Yêu cầu đọc và TLCH.




-  GV đọc – HS viết.

-  HS nhìn sách chép.

- Khen thưởng kịp thời.


- Gv nhắc nhở quan tâm thường xuyên.


- Phân công HS trong lớp giúp đỡ bạn trong từng tuần




Trẻ - GV









HS - GV




GVCN




GVCN










Trẻ 




Bạn ngồi cạnh.

Phụ huynh và GV bộ môn



HS cùng lớp


PHHS


HS cùng tổ,lớp.







Gv, bạn nhắc nhở





- Làm còn chậm










- Đọc còn chậm




-  Đạt tốt











Còn thích ra khỏi chỗ ngồi.

Đi học đầy đủ, đúng giờ.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HỌC KỲ II

Tháng

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Người thực hiện

Kết quả 

Chính

Phối hợp

 

+ Kiến thức:

(Toán, Ngữ văn, các môn học khác) 

-Toán: Làm quen với các phép tính cộng trừ , nhân chia. đổi đơn vị đo diện tích.

-  Ngữ văn: Nghe, viết một đoạn trong bài theo chương trình (giảm số câu)


- Rèn kĩ năng đọc trơn, tiếng, từ, cụm từ.

Các kỹ năng:

Biết mua sắm nhỏ, lấy tiền thừa.

- Biết trả lời các câu hỏi ngắn của  bạn, của cô giáo.

- Nhớ tên bạn, bài đã học.

- Đi học đều, đúng giờ  

- Biết xin phép ra vào lớp khi có nhu cầu.

Phục hồi chức năng:

Rèn nói ngọng.


- Hướng dẫn cụ thể , rõ ràng.

Bài mẫu.

Khen thưởng kịp thời.

- GV đọc từng từ, cụm từ bằng cách đánh vần gợi ý –HS viết.

- Động viên khen ngợi kịp thời


Tạo tình huống.


- HD cụ thể cách hỏi bạn.


- Nhắc tên thường xuyên,







Chỉnh trong tiết tập đọc và trong mọi tình huống xuất hiện từ bị ngọng



GVCN






GVCN







Trẻ - bạn

-GVCN

Bạn bè

GVCN

Bạn bè



PHHS






Bạn cùng lớp





GV

Bạn cùng lớp 




PHHS



- Đạt

- Đã thực hiện được 4 phép tính công trừ, nhân chia. (Theo thao tác máy tính)


- Còn chậm



- Đọc hơi chậm






- Thực hiện tốt


-Làm được



-làm tốt.








KẾ HOẠCH GIÁO DỤC PHỐI HỢP 

Tháng

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Người thực hiện

Kết quả 

Chính

Phối hợp

 

*Kiến thức:

+ Toán: Làm quen với 4 phép tính cộng trừ, nhân chia các số thập phân.

+ Ngữ Văn: Nghe viết được từ do giáo viên hướng dẫn, đọc hiểu từ ở các bài.

Luyện đọc các bài học ở các môn khác.

*Các kỹ năng:

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

- Như lao động vệ sinh. tắt điện. Đóng cửa, mở cửa.

- Phê bình bạn khi bạn chưa thực hiện tốt bài học.

- Tích cực nói chuyện với các bạn.

 - Tham gia các hoạt động tập thể: như tập thể dục ,sinh hoạt tập thể, múa hát theo bạn.


* Phục hồi chức năng:

Rèn tật nói ngọng.






- Gv hướng dẫn cụ thể, rõ ràng các số.



- Có thể đánh vần 

 Khen kịp thời


- Bằng hình ảnh minh họa.


Giao việc.









Tạo tình huống 






Chỉnh trong tiết tập đọc và trong mọi tình huống xuất hiện từ bị ngọng




GVCN










Trẻ 









Trẻ 






Trẻ 




Bạn bè

PHHS












Bạn bè cùng tổ , bàn..






GV

bạn 



- Đạt

- Đã thực hiện được 4 phép tính công trừ, nhân chia. (Theo thao tác máy tính)

-  Còn chậm

-  Đọc hơi chậm





- Thực hiện tốt


- Làm được



- Làm tốt.










  1. Kết quả đánh giá cuối từng học kỳ

 (Những thông tin về sự tiến bộ và tiến triển của trẻ sau khi được hỗ trợ và so với các mục tiêu đề ra ban đầu).

5.1. Đánh giá cuối kỳ I:

a. Kiến thức văn hoá:

Toán: - Em biết thực hiện các phép tính công trừ, nhân chia đơn giản bằng máy tính bỏ túi

Ngữ văn: - Em đọc được cả đoạn văn to, rõ ràng. Viết được đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên

Các môn học khác: - Em thích học môn khoa học, Địa lý và Lịch sử, nêu được một số tên nước mà em thích.

b. Kỹ năng lao động và tự phục vụ: 

- Biết quét nhà và đóng cửa giúp các bạn, biết tự vệ sinh các nhân sạch sẽ.

c. Kỹ năng xã hội:

- Em biết tham gia các hoạt động giao tiếp .Hay trao đổi với các bạn trong lớp.

d. Kỹ năng vận động 

-Em tham gia các hoạt động thể dục thể thao cùng các bạn.

Người đánh giá: 1.................................................... Chức vụ:....................................

2..................................................  Chức vụ:.....................................

3.................................................   Chức vụ:.....................................

  1. Ý kiến của phụ huynh

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

            Ngày…….tháng ………..năm………                                        Ngày …. tháng  … năm 202…  

                   (Phụ huynh ký tên)                                               (GV phụ trách KHGDCN ký tên)

              Ngày  …. tháng … năm 202…                                        Ngày…….tháng ……..năm…….                                 

                (GV chủ nhiệm ký tên)                                                    (Đại diện BGH ký tên)

5.2. Đánh giá cuối năm:

a. Kiến thức văn hoá:

Toán: - Em biết đọc viết các đơn vị khối lượng đơn giản. Biết tính các phép tính cộng trừ; nhân chia đơn giản bằng máy tính bỏ túi.

Tiếng Việt: - Em đọc được đoạn văn to rõ ràng. Viết được đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên.

Các môn học khác: - Em thích học các bài khoa học, địa lý và lịch sử nói về mốc thời gian .Em nhớ tên một số nước mà em thích.

b. Kỹ năng lao động và tự phục vụ: 

  - Em biết quét nhà giúp bạn, biết đóng mở cửa khi đến trường. Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

c. Kỹ năng xã hội:

- Thích nói chuyện với các bạn cùng lứa tuổi. Hay trao đổi với các bạn trong lớp.

- Biết mệnh giá của tiền Việt Nam.Biết một vài tiện ích công cộng.

- Biết tham gia giao thông an toàn (đi từ nhà đến trường)

- Biết xin, xin lỗi, cảm ơn trong tình huống giao tiếp.

d. Kỹ năng vận động 

- Thích tham gia cùng các bạn tập thể dục.

- Vận động tốt.

Người đánh giá:

1. …………………………. -  Chức vụ: GVCN

2. ……………………       -   Chức vụ: Hiệu phó CM.

3. ………………………..   -   Chức vụ: Giáo viên hỗ trợ.

6. Ý kiến của phụ huynh

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

           Ngày…….tháng ………..năm………                                              Ngày…….tháng ……..năm…….    

                   (Phụ huynh ký tên)                                                   (GV phụ trách KHGDCN ký tên)

  Phú Riềng, ngày ….  tháng 5  năm 202….

Hiệu trưởng

Giáo viên chủ nhiệm

…………………………

Giáo viên hỗ trợ

(nếu có)

……………………..

PHẦN KIỂM TRA HỒ SƠ

 
 
 
 
 
 
 
 
 

4. Kế hoạch giáo dục cá nhân là học sinh khuyết tật sẽ do học sinh hay Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập xây dựng? 

KHCNC không phải do học sinh xây dựng mà được xây dựng bởi:

  • Giáo viên chủ nhiệm: Người trực tiếp dạy và theo dõi trẻ hàng ngày.
  • Chuyên gia hỗ trợ: Người có chuyên môn về giáo dục đặc biệt.
  • Phụ huynh: Người hiểu rõ con mình nhất.

Các bên cùng nhau thảo luận và thống nhất để xây dựng một KHCNC phù hợp nhất cho trẻ.

5. Quyền của trẻ khuyết tật tại lớp học hòa nhập 

Trẻ khuyết tật có quyền:

  • Được học tập: Có quyền được tiếp cận giáo dục như các bạn bình thường khác.
  • Được tôn trọng: Được tôn trọng nhân phẩm, quyền tự do và bình đẳng.
  • Được hỗ trợ: Được hỗ trợ để phát triển tối đa khả năng của mình.
  • Được tham gia: Được tham gia vào các hoạt động của lớp học và nhà trường.
  • Được bảo vệ: Được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử.

Để hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập tốt hơn, chúng ta cần:

  • Tăng cường nhận thức cộng đồng: Giúp mọi người hiểu rõ hơn về khuyết tật và tầm quan trọng của việc hòa nhập.
  • Đầu tư cho giáo dục: Đào tạo giáo viên, trang bị cơ sở vật chất.
  • Xây dựng chính sách: Hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi của trẻ khuyết tật.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu kế hoạch học tập cá nhân cho trẻ khuyết tật . Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo