Mẫu Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Mẫu kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tập trung vào việc thiết kế môi trường học tập và các hoạt động phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của trẻ. Kế hoạch chi tiết hóa các phương pháp giảng dạy, trang thiết bị, và chương trình giáo dục nhằm tạo ra một không gian học tập an toàn, thân thiện, và kích thích sự sáng tạo của trẻ.

Mẫu Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Mẫu Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

1. Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một tài liệu chi tiết, vạch rõ tầm nhìn, mục tiêu, các hoạt động và phương pháp để xây dựng một môi trường học tập an toàn, vui tươi, khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ. Trọng tâm của kế hoạch này là đặt trẻ vào vị trí trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển riêng biệt của từng trẻ.

2. Mẫu Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

PHÒNG GDĐT.......

TRƯỜNG MN ........

Số: ..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

........., ngày .....tháng .......năm ....

KẾ HOẠCH

Thực hiện chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

Năm học .........

Căn cứ công văn số: .......ngày .......tháng .........năm .......“Về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học ..............

Thực hiện sự chỉ đạo về công tác chuyên môn trong trường Mầm non của ngành học mầm non huyện ...........năm học ............

Thực hiện Kế hoạch số: ..........ngày .........tháng ........năm .........“Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học ........của trường Mầm non ...........

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, trường Mầm non ......... xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học........, cụ thể như sau:

I. Đặc điểm tình hình

  1. Thuận lợi
  • Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Từ. Đặc biệt sự hướng dẫn của tổ mầm non trong công tác bồi dưỡng tập huấn chuyên môn.
  • Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường được thực hiện thường xuyên, có nề nếp, sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ theo định kì.

- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về thời gian, định hướng xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng như trang bị đầy đủ các tài liệu học tập bồi dưỡng cho giáo viên. Bên cạnh đó các nhóm lớp được nhà trường tạo diều kiện trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Giáo viên đã nắm được việc xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức tốt các hoạt động học tập, vui chơi, có trách nhiệm cao, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tinh thần phấn đấu vươn lên.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, tâm huyết với nghề và luôn đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Giáo viên tích cực sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ.

- Phụ huynh học sinh quan tâm và phối hợp tốt với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất.

  1. Khó khăn:

- Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm là mục tiêu của nhà trường. Song đi sâu vào thực hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn hạn chế chưa đồng bộ.

- Chất lượng đội ngũ chưa thực sự đồng đều, một số giáo viên trẻ mới tuyển năm học 2019-2020 nên chưa có kinh nghiệm trong việc thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Một số giáo viên còn túng túng chưa biết đổi mới phương pháp dạy học hiện đại để khai thác phát triển năng lực trên trẻ.

- Chưa tổ chức được cho cán bộ giáo viên đi thăm quan học tập việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại các trường ngoài huyện, tỉnh.

- Một số phụ huynh chưa thực sự phối hợp với nhà trường và giáo viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

II. Mục đích yêu cầu:

  1. Mục đích:

-Tiếp tục triển khai chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" năm học .      trong toàn trường để đạt mục tiêu:

- Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.

- Môi trường giáo dục trong trường, lớp mang tính "mở" kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.

- Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương.

- Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

  1. Yêu cầu:

- Xác định việc thực hiện chuyên đề là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, là việc thực hiện đổi mới trong chăm sóc và giảng dạy.

- Việc thực hiện chuyên đề cần thực chất, sát với điều kiện thực tiễn của trường, lớp, địa phương.

  1. Nội dung:

1. Bồi dưỡng cho CBGV giáo viên trong toàn trường về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Chương trình Giáo dục mầm non, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

2. Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

4. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

III. Nhiệm vụ và giải pháp

  1. Đối với nhà trường

- Rà soát các điều kiện của trường, lớp đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".

- Căn cứ Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực tiễn của địa phương;

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử dụng môi trường, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho giáo viên.

- Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú cho trẻ được thực hành và trải nghiệm.

- Tổ chức hội thi "Giáo viên dạy giỏi cấp trường bám sát chuyên đề xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm".

- Tổ chức phong phú các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm.

- Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.

- Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các lớp.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và xếp loại.

- Tham mưu các cấp các ngành đầu tư hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

- Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng trường, lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.

  1. Đối với giáo viên

- Xây dựng kế hoạch “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với từng nhóm, lớp

2.1. Môi trường giáo dục:

+ Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.

+ Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

+ Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Thiết kế các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.

+ Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.

+ Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.

2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục:

+ Kế hoạch giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ.

+ Thể hiện các mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình giáo dục mầm non.

+ Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non và có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường/lớp.

+ Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kĩ năng sống cho trẻ.

+ Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.

+ Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.

2.3. Tổ chức hoạt động giáo dục:

+ Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.

+ Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

+ Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.

+ Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.

+ Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

2.4. Đánh giá sự phát triển của trẻ:

+ Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.

+ Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).

+ Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và tốc độ học tập và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.

2.5. Phối hợp giữa giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

+ Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.

+ Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.

+ Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

  1. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện: Từ tháng .......năm ......đến tháng.......

Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học ....... của trường mầm non ............ ./.

Nơi nhận:

- PGDĐT (b/c);

- Các tổ chuyên môn (Th/h);

- Lưu VT;

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

3. Vì sao nên lập Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Hướng dẫn hoạt động: Kế hoạch giúp nhà trường có một hướng đi rõ ràng, đảm bảo mọi hoạt động đều hướng tới mục tiêu phát triển trẻ.

Đảm bảo chất lượng: Giúp nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh và xã hội.

Đánh giá hiệu quả: Giúp nhà trường đánh giá được hiệu quả của các hoạt động, từ đó điều chỉnh và cải tiến.

Xây dựng thương hiệu: Một trường mầm non có kế hoạch rõ ràng, hoạt động hiệu quả sẽ tạo được uy tín và thu hút nhiều trẻ em.

4. Điều kiện thành lập trường mầm non

Để thành lập trường mầm non, cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Pháp lý: Đăng ký kinh doanh, có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở vật chất: Đảm bảo các tiêu chuẩn về diện tích, phòng học, sân chơi, nhà bếp, phòng y tế... theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Nhân sự: Có đủ số lượng giáo viên, nhân viên phục vụ đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn.
  • Chương trình giáo dục: Có chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện.

5. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất tối thiểu để thành lập trường mầm non

Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất tối thiểu để thành lập trường mầm non được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các tiêu chuẩn này bao gồm:

  • Diện tích: Mỗi trẻ phải có đủ diện tích sử dụng.
  • Phòng học: Phòng học phải đủ ánh sáng, thông thoáng, có đầy đủ đồ dùng học tập.
  • Sân chơi: Sân chơi phải rộng rãi, an toàn, có các thiết bị vui chơi phù hợp với trẻ.
  • Nhà bếp: Nhà bếp phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Phòng y tế: Có phòng y tế để sơ cứu khi cần thiết.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu Kế hoạch xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo