Kế hoạch chủ nhiệm lớp Tiểu học được thầy cô giáo chủ nhiệm lập ra để lên kế hoạch giảng dạy cho từng tuần, từng tháng trong năm học. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp tiểu học.
1. Mẫu kế hoạch chủ nhiệm Tiểu học
PHÒNG GD&ĐT… Số: |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......,ngày …tháng...năm 20… |
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP ………….
NĂM HỌC 20.... - 20....
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu với năng lực quản lí tốt; trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
- Đảng, Nhà nước, lãnh đạo cấp trên; chính quyền và các đoàn thể ở địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
- Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập, tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập.
- Mặc dù các em ở 3 thôn nhưng hầu như nhà các em ở gần nhau nên có sự thuận lợi trong việc giúp đỡ nhau học tập.
- Phần lớn các em chăm ngoan, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
2. Khó khăn:
- Về giáo viên: Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chưa nhiều.
- Về học sinh:
+ Trình độ nhận thức của các em không đồng đều.
+ Một số ít học sinh chưa tự giác trong học tập.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP
1. Duy trì sĩ số
1.1. Mục tiêu
- Duy trì sĩ số 32/32 em đến cuối năm học, không để học sinh bỏ học dở chừng.
- Duy trì việc đi học đều và đúng giờ.
1.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình học sinh; đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn hơn các bạn.
- Khích lệ các em học sinh tiếp thu nhanh, động viên các em tiếp thu chưa nhanh; giúp
các em hòa đồng với các bạn.
2. Chất lượng giáo dục toàn diện
2.1. Giáo dục phẩm chất đạo đức và năng lực cá nhân
2.1.1. Mục tiêu
- Thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, lớp, Đội và giáo dục các em theo “5 điều Bác Hồ dạy”.
- Xây dựng cho các em một số thói quen và hành vi đạo đức: vâng lời ông bà, bố mẹ và những người trên; biết chào hỏi, giao tiếp lịch sự, văn minh; đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, không nói tục, chửi bậy, không gây gổ đánh nhau.
- Giáo dục các em tham gia giao thông an toàn, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Thân thiện.
2.1.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy trên lớp.
- Thái độ, lời nói của giáo viên nhẹ nhàng, động viên khuyến khích học sinh một cách kịp thời.
- Quan tâm chia sẻ giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
- Tăng cường “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” trong giáo dục học sinh. Kiên quyết chống hành vi thô bạo với học sinh.
- Coi trọng nêu gương tốt, những việc làm tốt của học sinh.
- Thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục các em.
- Kết hợp tốt với mọi lực lượng giáo dục ngoài xã hội để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.2. Các môn học và hoạt động giáo dục
2.2.1. Mục tiêu
ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ TỪNG MÔN HỌC
Môn | Sỉ số | Học kỳ 1 | Cả năm | ||||||||||
Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
Tiếng việt | |||||||||||||
Toán | |||||||||||||
... | |||||||||||||
ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ TỪNG VỀ NĂNG LỰC (Khối 1-2)
Năng lực cốt lõi | Sĩ số | Học kì 1 | Sĩ số | Cả năm | ||||||||||
Tốt | Đạt | CCG | Tốt | Đạt | CCG | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. Năng lực chung | ||||||||||||||
Tự chủ và tự học | ||||||||||||||
Giao tiếp và hợp tác | ||||||||||||||
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | ||||||||||||||
2. Năng lực đặc thù | ||||||||||||||
Ngôn ngữ | ||||||||||||||
Tính toán | ||||||||||||||
Khoa học | ||||||||||||||
Thẩm mĩ | ||||||||||||||
Thể chất |
ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ VỀ PHẨM CHẤT (Khối 1-2)
Phẩm chất |
Sĩ số | Học kì 1 | Sĩ số | Cả năm | ||||||||||
Tốt | Đạt | CCG | Tốt | Đạt | CCG | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
Yêu nước | ||||||||||||||
Nhân ái | ||||||||||||||
Chăm chỉ | ||||||||||||||
Trung thực | ||||||||||||||
Trách nhiệm |
ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ TỪNG VỀ NĂNG LỰC (Khối 3-4-5)
Năng lực |
Xếp loại |
Học kì 1 | Cả năm | ||||
SL |
% |
Tổng số HS tham gia ĐG |
SL |
% |
Tổng số HS tham gia ĐG | ||
Tự phục vụ, tự quản | Tốt | ||||||
Đạt | |||||||
CCG | |||||||
Hợp tác | Tốt | ||||||
Đạt | |||||||
CCG | |||||||
Tự học và giải quyết vấn đề | Tốt | ||||||
Đạt | |||||||
CCG |
ĐĂNG KÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ VỀ PHẨM CHẤT (Khối 3-4-5)
Phẩm chất |
Xếp loại |
Học kì 1 | Cuối năm học | ||||
SL |
% |
Tổng số HS |
SL |
% |
Tổng số HS | ||
Chăm học chăm làm | Tốt | ||||||
Đạt | |||||||
CCG | |||||||
Tự tin trách nhiệm | Tốt | ||||||
Đạt | |||||||
CCG | |||||||
Trung thực kỷ luật | Tốt | ||||||
Đạt | |||||||
CCG | |||||||
Đoàn kết yêu thương | Tốt | ||||||
Đạt | |||||||
CCG |
ĐĂNG KÝ KHEN THƯỞNG HỌC SINH
- Học sinh Xuất sắc: .............
- Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện: .......
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: ………..............……
........................……………………………………………………………………………..……
- Học sinh có thành tích vượt trội (hay tiến bộ vượt bậc) về ít nhất một môn học (hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất) ..............................................................................................
2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Thực hiện dạy và học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn và dạy theo đối tượng học sinh.
- GV thường xuyên chấm, chữa bài cho HS, nhận xét đúng quy định và liên lạc với phụ huynh HS thông qua sổ liên lạc, trao đổi trực tiếp, gọi điện thoại, hay qua cuộc họp phụ huynh HS.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho Dạy nhẹ nhàng, kết quả cao, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thực một cách hào hứng, tự tin.
- Giảng bài :
+ Giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh chủ động tìm ra kiến thức. Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
+ Luôn luôn tạo không khí vui học, thích học, khích lệ những tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh.
- Chấm trả bài :
+ Thực hiện tốt chấm trả bài cho học sinh, đảm bảo đánh giá đúng, công bằng chất lượng. Kiên quyết không đánh giá theo cảm tính, chạy theo thành tích.
+ Đánh giá xếp loại học sinh theo đúng thông tư 22/2016 của Bộ GD&ĐT.
- Đối với học sinh tiếp thu chậm giáo viên cần đưa ra các câu hỏi vừa sức, dạy các kiến thức cơ bản giúp các em đạt chuẩn.
3. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.1. Mục tiêu
- Thực hiện tốt các quy định, kế hoạch của nhà trường, của Đoàn Đội.
- Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tiết hoạt động tập thể.
3.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐNGLL theo kế hoạch của nhà trường. Trong tháng 9 dạy an toàn giao thông cho học sinh.
- Tổ chức tốt tuyên truyền trong học sinh về thực hiện ATGT, quyền và bổn phận trẻ em, đẩy mạnh vòng tay bè bạn.
- Thực hiện tốt múa hát tập thể sân trường, thể dục nhịp điệu.
4. Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; các phương pháp dạy học tích cực …
4.1. Mục tiêu
- Thực hiện tốt, có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp phát động.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học.
4.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Thường xuyên tuyên truyền để học sinh, phụ huynh học sinh hiểu được mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của các cuộc vận động, các phong trào thi đua.
- Kêu gọi, phối hợp với học sinh và phụ huynh học sinh để phối hợp thực hiện sao cho đạt hiệu quả.
- Vận dụng linh hoạt phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học
5. Công tác Đội, Sao nhi đồng
5.1. Mục tiêu
Thực hiện tốt các quy định, các hoạt động của tổ chức Đội TNTPHCM.
5.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Thực hiện tốt công tác Đội, GVCN là một anh chị phụ trách.
- Thực hiện tốt giờ chào cờ đầu tuần và HĐNG theo chủ đề, chủ điểm. Tham gia đầy đủ kỉ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc thi của Đoàn Đội, trường.
6. Tham gia Hội thi, giao lưu các cấp
6.1. Mục tiêu
- Tham gia các Hội thi, giao lưu các do các cấp phát động: Violympic Toán, Trạng Nguyên Tiếng Việt, Vioedu,…
- Phấn đấu đạt cấp TP mỗi nội dung: 3 - 5 em. …….
6.2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng. Coi việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu là việc làm thường xuyên.
- Trong mỗi tiết dạy giáo viên phải nghiên cứu để có những câu hỏi bồi dưỡng nâng cao cho học sinh năng khiếu.
- Tranh thủ giờ ra chơi hướng dẫn các em tham gia thi trực tuyến trên internet.
- Động viên phụ huynh học sinh đầu tư mua máy vi tính và nối mạng internet tại nhà để các em có điều kiện rèn luyện.
7. Phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
7.1. Thăm gia đình học sinh
Trong khi thăm hỏi gia đình, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình; cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục các em.
Khi trò chuyện với cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của học sinh, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổ chức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp rèn luyện đạo đức cho các em...
7.2. Mời cha mẹ học sinh đến trường
Giáo viên có thể mời cha mẹ học sinh tới để thông báo tình hình, cùng cha mẹ học sinh tìm những biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả.
Cần quan niệm rằng, việc mời cha mẹ học sinh tới trường còn để giúp họ hiểu rõ công việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con cái họ.
Giáo viên phải biết huy động sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với gia đình học sinh...
Những cuộc gặp gỡ với cha mẹ học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường ngày một thân thiết hơn; đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh.
7.3. Tổ chức các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp
Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa giáo
viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và được sử dụng một cách phổ biến.
Đó là những cuộc họp được tổ chức theo định kỳ, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp cha mẹ học sinh được tổ chức nhiều lần trong một năm học; tùy theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nội dung của chúng hướng vào những công việc chủ yếu khác nhau.
Qua các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện thuận lợi tìm ra những biện pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia giáo dục thế hệ trẻ; đồng thời giúp họ làm quen với khoa học giáo dục gia đình, nắm được ngày càng đầy đủ, sâu sắc và vận dụng khoa học này ngày càng có hiệu quả.
Để điều khiển cuộc họp được tốt, giáo viên chủ nhiệm cần phải chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, xác định mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung họp thiết thực và phong phú.
Khi tiến hành các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của các bậc cha mẹ học sinh trong việc đề ra các biện pháp phối hợp với nhà trường, không được xúc phạm đến nhân cách học sinh, đến danh dự của các bậc cha mẹ học sinh.
7.4. Sử dụng hiệu quả sổ liên lạc điện tử
Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình là biện pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi thông tin 2 chiều giữa gia đình và nhà trường.
Trong suốt quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch định kỳ thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả giáo dục và các mặt khác của con em qua sổ liên lạc.
Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết quả cần phải có những lời nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những điểm cơ bản của từng học sinh và những kiến nghị cần thiết với gia đình.
Những nhận xét đánh giá và kiến nghị phải cụ thể khách quan, tránh chung chung hời hợt.
Chính sự thông báo trao đổi ý kiến qua lại như vậy giúp cho cả nhà trường và gia đình thường xuyên, kịp thời thu được những thông tin cần thiết về học sinh để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện những tác động sư phạm phối hợp giáo dục các em.
7.5. Sử dụng thư từ Zalo, điện thoại liên lạc trực tiếp
Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh; đặc biệt là khi có những biến động đột xuất.
Hình thức này có tác dụng thông tin nhanh để xử lí kịp thời những sự việc cần giải quyết nhanh và đặc biệt có tác dụng đối với việc giáo dục học sinh cá biệt, bởi đó phương pháp phối hợp hành động giữa gia đình và nhà trường, là con đường để giáo viên chủ nhiệm, nhà trường phổ biến những kiến thức sư phạm về giáo dục tới gia đình một cách cụ thể và có hiệu quả.
8. Duy trì dạy học 2 buổi/ngày, bán trú
8.1. Mục tiêu:
Duy trì sĩ số 100% học 2 buổi/ngày có hiệu quả.
8.2. Nhiệm vụ và giải pháp
Tuyên truyền để phụ huynh học sinh hiểu ý nghĩa của việc học sinh được học 2 buổi/ngày. Từ đó họ phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục các em.
III. CHỈ TIÊU CHUNG
Danh hiệu thi đua của lớp: Xuất sắc
Danh hiệu thi đua của Chi đội (Sao nhi đồng): Vững mạnh
Đội viên xuất sắc: …………………………………………..
Cháu ngoan Bác Hồ: ……25………………………………….
Chỉ tiêu khác: .........................................................................
IV/ NỘI DUNG THI ĐUA, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CÁC THÁNG
Tháng | Chủ đề thi đua | Nội dung hoạt động chính của lớp | Phân công | Ghi chú |
8 | Sẵn sàng bước vào năm học mới | |||
9 | Truyền thống nhà trường | |||
10
|
Bà, mẹ, cô giáo | |||
11 | Tôn sư trọng đạo | |||
12 | Uống nước nhớ nguồn | |||
1 | Học sinh
sinh viên |
|||
2 | Mừng Đảng mừng Xuân | |||
3 | Tiến bước lên đoàn | |||
4 | Hòa bình hữu nghị | |||
5 | Mừng sinh nhật Đội.
Nhớ ơn Bác Hồ kính yêu |
|||
V. KẾT QUẢ KHEN THƯỞNG HỌC SINH
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: ……………
- Học sinh có thành tích vượt trội (hay tiến bộ vượt bậc) về ít nhất một môn học (hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất) …………………………………………...
…………………………………………………………………………………...............
Danh hiệu thi đua của lớp: ………………………………………………………………
Danh hiệu thi đua của Chi đội (Sao nhi đồng): …………………………………………
Đội viên xuất sắc: ……………………………………………..…………….……...……
Cháu ngoan Bác Hồ: …………………………………………………..…………..……
VI. KẾT QUẢ THAM GIA CÁC HỘI THI, CÁC CUỘC GIAO LƯU
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........., ngày.....tháng....năm..... |
|
HIỆU TRƯỞNG |
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM |
Trên đây là toàn bộ nội dung về Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp tiểu học do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận