Mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần [Chi tiết 2024]

Cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất, giúp họ có thể dễ dàng ổn định và nhanh chóng hòa nhập được với gia đình, xã hội cộng đồng? Bài viết dưới đây của ACC sẽ đưa ra những kiến thức bổ ích nhất về vấn đề trên cũng như cung cấp đến quý bạn đọc mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

Null0915 Fileminimizer 1

Mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần

1. Những vấn đề khi chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần

Muốn chăm sóc tốt thì trước tiên bạn phải hiểu rõ ràng khái niệm bệnh tâm thần là gì, nguyên nhân, triệu chứng. Để rồi, khi chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần, bạn sẽ không bị “sốc” khi gặp một số vấn đề: người bệnh không thể tự chăm sóc được cho bản thân mình, luôn ăn uống thiếu chất dinh dưỡng nên cơ thể dễ bị suy nhược, có thể gặp nguy hiểm do người khác ức hiếp, bắt nạt hoặc ngược lại, mang đến tai họa cho những người xung quanh… Thậm chí, nhiều người sẽ không làm chủ được hành vi và suy nghĩ của mình, luôn có ý định tự tử.

nhung-van-de-khi-cham-soc-benh-nhan-bi-tam-than

Những vấn đề khi chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần như thế nào?

Bệnh tâm thần là một dạng rối loạn của não bộ, có nhiều biến đổi sinh học phức tạp và chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường tâm lý xã hội. Chứng tâm thần khiến người bệnh xuất hiện nhiều hành vi, tình cảm, suy nghĩ bất thường. Vì vậy, để cải thiện bệnh hiệu quả cần lập kế hoạch chăm sóc cụ thể, bao gồm:

Hỗ trợ các liệu pháp tâm lý

Để thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần, cần thực hiện các liệu pháp tâm lý hỗ trợ thông qua lời nói, cử chỉ, hành động hoặᴄ yếu tố tiếp xúc khác, đa số được chia thành 2 liệu pháp là tâm lý gián tiếp ᴠà tâm lý trực tiếp.

Chăm sóc vệ sinh cá nhân

Những người bị tâm thần sẽ không thể tự chủ được thói quen, sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, mọi người cần chăm sóc, giúp đỡ họ bằng cách thay quần áo, tắm rửa, hướng dẫn đại tiểu tiện, cắt móng chân, móng tay, gội đầu, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ,....

Chế độ dinh dưỡng

Một trong những nguyên tắc chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần mà mọi người cần chú ý đó là thực đơn ăn uống phải được chế biến từ nguồn thực phẩm sạch, an toàn ᴠà thức ăn nên: Thái nhỏ, nấu nhừ… để người bệnh không bị hóc, nghẹn.

Phục hồi chức năng

Bên cạnh những hành động chăm sóc hàng ngày, bạn nên tạo cơ hội để cho người bệnh tâm thần có thể phục hồi chức năng và tham gia sinh hoạt ở ngoài cộng đồng bằng cách luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, lao động sản xuất và hoà mình vào các trò chơi đơn giản,...

3. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại nhà

Không chỉ chăm sóc cho bệnh nhân tại bệnh viện mà bạn cũng nên biết thêm những kiến thức bổ ích sau đây để biết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm cũng như bị tâm thần tại nhà cho đúng cách.

3.1. Khi nào có thể chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Những bệnh nhân sau khi đã được điều trị ở bệnh viện một thời gian, đã phần nào thích ứng được với cuộc sống của gia đình, xã hội, biết cách làm vệ sinh cá nhân… hay người bệnh nhẹ, không có dấu hiệu kích động, ảo giác hay những hành vi làm nguy hại đến bản thân mình và mọi người xung quanh thì đều có thể được chăm sóc tại nhà.

3.2. Giáo dục người thân về bệnh tâm thần

Muốn việc điều trị, chăm sóc người bệnh tâm thần tại nhà thành công, hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của người thân. Do đó, gia đình bệnh nhân cần tự giác, chủ động nâng cao kiến thức, hiểu biết từ sách, báo, tivi hay hỏi bác sĩ chuyên môn… để giúp ích cho người nhà mình.

3.3. Theo dõi bệnh nhân tại nhà

Để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại nhà mang lại hiệu quả tốt nhất thì người trong gia đình nên theo dõi kỹ lưỡng, sát sao những triệu chứng, dấu hiệu hoặc diễn biến của người bệnh. Có thể ghi chép lại rồi liên hệ với bác sĩ có chuyên môn để kịp thời can thiệp cũng như ngăn chặn những điều không mong muốn sẽ xảy ra.

3.5. Kiểm tra khám định kỳ

Thường xuyên dẫn người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để nắm được những diễn biến mới nhất về căn bệnh của bệnh nhân. Nhớ là luôn mang theo đầy đủ giấy tờ, tài liệu liên quan đến bệnh tật.

3.4. Quản lý thuốc chặt chẽ

Nên quản lý thuốc thang của người bệnh thật chặt chẽ, cẩn thận, không được tự ý điều chỉnh thuốc hoặc liều lượng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi cho bệnh nhân uống thuốc cần quan sát thật kỹ càng để đề phòng trường hợp chống đối, gian dối…

4. Quy trình chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện

4.1. Nhận định người bệnh

Đầu tiên, bác sĩ nên nhận định về tình trạng chung của người bệnh để vừa nắm bắt được đầy đủ thông tin, kiến thức lại có thể tạo dựng được niềm tin cũng như mối quan hệ cùng sự hợp tác chữa trị của bệnh nhân, bằng cách:

  • Đưa ra các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân như họ tên, tuổi, quê quán, tiền sử gia đình, tiền sử các bệnh đã mắc từ trước…

  • Lập kế hoạch chăm sóc từ việc theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân, giúp đỡ người bệnh khắc phục các tình trạng khó khăn, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện khám chữa bệnh…
  • Thực hiện kế hoạch thì cần ghi rõ các hoạt động chăm sóc kèm theo ghi chép thông số chính xác và báo cáo kịp thời.

4.2. Theo dõi, quan sát bệnh nhân

Trong quá trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân tâm thần thì cần phải theo dõi, quan sát thật sát sao, kỹ lưỡng mọi hành vi, hoạt động của người bệnh để kịp thời can thiệp, điều trị. Cụ thể:

  • Nếu bệnh nhân có triệu chứng hoang tưởng, ảo giác thì cần tiêm hoặc cho uống các thuốc an thần kinh như aminazin…

  • Nếu người bệnh quá hưng phấn hay kích động nên nói ngọt ngào, ân cần, nhẹ nhàng, tiêm thuốc an thần kinh rồi theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ… đề phòng tai biến.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có suy nghĩ, hành vi muốn tự tử cần theo dõi sát sao, ngăn chặn kịp thời sau đó tiêm hoặc cho uống các loại thuốc trầm cảm…
  • Người bệnh gặp trạng thái căng trương lực bất động thì nên điều trị rồi cho uống hoặc tiêm an thần kinh giải ức chế hoặc tiến hành sốc điện.

4.3. Chăm sóc bệnh nhân làm thủ thuật sốc điện

Thực ra, thủ thuật sốc điện này thường dành cho những bệnh nhân bị trầm cảm nặng, luôn có suy nghĩ hoặc hành vi muốn tự tử hay đang trong trạng thái căng trương lực bất động… khi dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Trước khi tiến hành thì cần giải thích rõ ràng cho người bệnh, người nhà để yên tâm, yêu cầu nhịn ăn, đi đại tiện … rồi kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp trước khi sốc điện. Trong quá trình làm thủ thuật, nên cần có điều dưỡng phụ giúp. Sau khi thủ thuật sốc điện thành công, nên theo dõi sát sao và chăm sóc bệnh nhân một cách tận tình như nắn khớp vai về đúng vị trí, lau đờm dãi, kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở…

4.4. Hỗ trợ các liệu pháp tâm lý

Để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện diễn ra thành công, tốt đẹp thì các bác sĩ, điều dưỡng… nên hỗ trợ các liệu pháp tâm lý thông qua lời nói, trò chuyện cũng như các cử chỉ, hành động hoặc yếu tố tiếp xúc khác. Sẽ gồm 2 loại liệu pháp là tâm lý gián tiếp và tâm lý trực tiếp.

4.5. Thực hiện cho bệnh nhân uống thuốc và thuốc tiêm

Bác sĩ, y tế hoặc điều dưỡng cho bệnh nhân uống thuốc thì nên đưa từ từ, lần lượt thuốc rồi nước. Sau đó, kiểm tra thật kỹ lưỡng, chặt chẽ xem đã uống thật hay chưa vì thường có khá nhiều bệnh nhân tâm thần tích thuốc hoặc phủ nhận không muốn uống.

Trường hợp cần tiêm thuốc thì ít nhất phải có người hỗ trợ để không bị chống đối. Nhưng nhớ là nên đo huyết áp, mạch 10-15 phút trước và sau khi tiêm để đề phòng tai biến, biến cố xấu xảy ra.

4.6. Chăm sóc vệ sinh cá nhân

Những người bệnh bị tâm thần phân liệt sẽ không thể tự chủ được thói quen, sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, mọi người cần chăm sóc, giúp đỡ họ bằng cách thay quần áo, tắm rửa, hướng dẫn đại tiểu tiện, cắt móng chân, móng tay, gội đầu, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thoáng mát…

4.7. Chế độ dinh dưỡng và cách ăn uống

Một trong những nguyên tắc chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần mà mọi người cần chú ý đó là thực đơn ăn uống phải được chế biến từ nguồn thực phẩm xanh-sạch-an toàn và theo đúng yêu cầu của bác sĩ, thức ăn phải được áp dụng các phương pháp như thái nhỏ, nấu nhừ… để người bệnh không bị hóc, nghẹn. Luôn đảm bảo đầy đủ uống nước uống tinh khiết vị ngọt mát cho bệnh nhân bất kỳ lúc nào.

5. Mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần

Thực+hiện+kế+hoạch+chăm+sóc

6. Lập kế hoạch chăm sóc

Luôn phải quan sát đánh giá các triệu chứng để phân loại  và chăm sóc bệnh nhân, từ đó để lên kế hoạch chăm sóc cụ thể, những bệnh nhân kích động mạnh phải cho ở riêng một phòng với chế độ chăm sóc đặc biệt, trong phòng có những dụng cụ cần thiết để có thể chăm sóc bệnh nhân, và cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.Theo dõi tiến triển của bệnh, các tác dụng phụ khi dùng thuốc có thể xảy ra.

7. Đánh giá kết quá chăm sóc bệnh nhân tâm thần

Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi: các triệu chứng của bệnh giảm và hết, bệnh nhân giao tiếp và sinh hoạt bình thường, chấp hành tốt nội quy phòng bệnh, có thể ý thức được tự giác uống thuốc theo điều trị của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến mẫu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tâm thần mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích đến quý bạn đọc trong cuộc sống và công việc. Cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo