Mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 2345 [Mới nhất 2024]

Không chỉ trong kinh doanh cần lập kế hoạch mà trong bất kì công việc gì cũng nên có kế hoạch nhằm giúp công việc trở nên suông sẻ và dễ kiểm soát hơn. Việc lập kế hoạch này là chiến lược với mục  để giúp tiếp cận với khách hàng mục tiêu, mở rộng thị trường cũng như tăng doanh thu, tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, việc lập kế hoạch trong giáo dục cũng rất quan trọng và hổ trợ trong việc học tập và giảng dạy rất nhiều. Vậy Mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 2345 [Mới nhất 2023] như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn tham khảo.

CÁCH ĐỂ HỌC GIỎI - 10 BƯỚC TẠO HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP
Mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 2345 

1. Kế hoạch là gì? Lập kế hoạch là gì?

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và phương trình hành động trong tương lai. Kế hoạch, điều trách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt đối với các doanh nghiệp.
Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn; công khai minh bạch hoặc bí mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi hoặc trong tiến hành kinh doanh khác.
Vai trò của kế hoạch:
- Xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu chuẩn là thuốc đo kết quả do với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù sai vẫn rất cần thiết. Việc viết một bản kế hoạch là bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế.
- Khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng hướng đến. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện kế hoạch của cá nhân.
- Một kế hoạch cụ thể, rõ ràng và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp bản thân chiến thắng bênh trì hoãn để đạt được sự thành công.

2. Tầm quan trọng của lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch rất cần thiết cho bạn để hoàn thành mục tiêu của mình hơn thế nữa là quyết định được sự thành công của bạn, vì thế hãy chú ý và có sự đầu tư cho nó thật chi tiết.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch:

  • Giúp bạn đưa ra được hướng đi cụ thể cho mình để đạt được mục tiêu.
  • Đưa ra những phương án tối ưu nhất thực hiện các công việc đã được lên kế hoạch, giúp bạn xác định tính khả thi.
  • Đưa ra những phương án đối phó với các trường hợp rủi ro sẽ gặp phải.
  • Giúp bạn có kế hoạch để tiếp tục vận hành công việc của mình nếu gặp phải những trường hợp hợp bất trắc
  • Cho bạn cái nhìn tổng quát về tương lai, nhưng thay đổi sẽ gặp phải và những tác động ảnh hưởng đến bạn.
  • Giúp cho việc kiểm soát các khâu dễ dàng hơn, để đưa ra kế hoạch phối hợp sao cho nhịp nhàng nhất.
  • Mục đích cuối cùng là giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể.

3. Mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345 lớp 3

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

BÀI TẬP LÀM VĂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.

- Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.

- Kể được lại câu chuyện Bài tập làm văn

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời nhân vật: “tôi” với lời mẹ.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

- Giáo dục HS tính trung thực và biết giữ lời hứa. Lời nói phải song hành với việc làm.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút)

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

 

- HS hát bài: Bài ca đi học

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng:

+ Giọng nhân vật “tôi”: Giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên.

+ Giọng mẹ: dịu dàng.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

- Giáo viên theo dõi, quan sát.

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này à? (giọng băn khoăn)

+ Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? (giọng ngạc nhiên)

- GV yêu cầu đặt câu với từ “Viết lia lịa” tìm từ trái nghĩa với từ “Ngắn ngủn”.

 

d. Đọc đồng thanh:

 

 

 

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- HS lắng nghe.

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Liu - xi – a, Cô - li – a,...).

- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

 

- Đọc phần chú giải (đọc cá nhân).

 

 

 

- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.

2. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì cố làm cho được.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.

 

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì?

+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?

+ Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn?

+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra?

+ Vì sao mẹ bảo Cô - li – a đi giặt quần áo:

+ Lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên?

 

+ Vì sao sau đó, Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ?

+ Bài đọc giúp em điều gì?

*GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

 

 

- Cô - li – a.

 

- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.

 

- Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô - li – a học.

- Cô - li –a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng bạn mới làm và kể ra những việc bạn chưa làm bao giờ làm...

- Cô - li –a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo…

- Vì bạn nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bàic TLV.

- Lời nói phải đi đôi với việc làm

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

1. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

 

- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.

 

 

*Chú ý giọng đọc của nhân vật “tôi”.

 

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ.

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

2. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu:

- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

b1. Sắp xếp lại 4 bức tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

- GV treo tranh và yêu cầu cả lớp quan sát 4 tranh minh họa trong SGK.

- GV gọi HS phát biểu.

 

+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng là: 3 - 4 – 2 - 1.

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.

b2. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em.

- GV nhắc HS: BT chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện và kể bằng lời của em.

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp

 

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

*GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

GV tổng kết: Mặc dù chưa giúp được mẹ nhiều nhưng bạn nhỏ vẫn là một học sinh ngoan vì bạn muốn giúp mẹ và không muốn trở thành một người nói dối, bạn vui vẻ làm công việc mình đã kể trong bài tập làm văn.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Quan sát từng tranh.

- Sắp xếp tranh và viết ra phiếu học tập.

 

- HS phát biểu – lớp nhận xét: Trật tự đúng của tranh: 3, 4, 2, 1.

 

 

- 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.

 

- 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu

 

- HS chú ý nghe

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

- HS trả lời theo ý đã hiểu.

 

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Nhiều học sinh trả lời.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM

 

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề.

- Thực hành giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức.

- Luyện đọc trước bài: Ngày khai trường.

 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

 

....................................................................................................................

....................................................................................................................

....................................................................................................................

4. Mọi người có thể hỏi

1. Mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 2345 áp dụng cho những đối tượng nào?

Mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 2345 áp dụng cho tất cả giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc.

2. Mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 2345 có những điểm gì mới so với các mẫu kế hoạch bài dạy trước đây?

Mẫu kế hoạch bài dạy theo công văn 2345 có một số điểm mới so với các mẫu kế hoạch bài dạy trước đây, bao gồm:

  • Tập trung vào mục tiêu học tập của học sinh: Mẫu kế hoạch bài dạy mới yêu cầu giáo viên phải xác định rõ ràng mục tiêu học tập của học sinh cho mỗi bài học.
  • Chú trọng vào việc phát triển năng lực của học sinh: Mẫu kế hoạch bài dạy mới khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy giúp học sinh phát triển các năng lực như tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề,...
  • Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh: Mẫu kế hoạch bài dạy mới khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy giúp tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình học tập.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo