Mẫu hợp đồng thanh lý tài sản theo quy định [Chi tiết 2024]

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có tài sản thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về mẫu hợp đồng thanh lý tài sản mời bạn tham khảo!

1S

Mẫu hợp đồng thanh lý tài sản theo quy định (cập nhật 2023)

1. Tài sản cố định thanh lý

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có tài sản thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.

2. Hợp đồng thanh lý tài sản là gì?

Mẫu hợp đồng thanh lý tài sản cố định 2021 mới nhất dùng cho các doanh nghiệp thực hiện việc mua bán tài sản cố định

Khi thực hiện việc thanh lý tài sản cố định có giá trị lớn thì bắt buộc doanh nghiệp nên làm hợp đồng thanh lý tài sản cố định để thuận tiên cho việc giao dịch giữa hai bên đồng thời làm chứng từ để lưu trữ sổ sách sau này khi quyết toán thuế.

3. Mẫu hợp đồng thanh lý tài sản

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

( ……… số…….)

Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015.

Căn cứ vào Hợp đồng (1) ……………………………………………………….

Căn cứ nhu cầu và khả năng của các Bên;

Hôm nay, ngày …. tháng … năm ………., tại …………………………………………….., chúng tôi gồm:

BÊN ……………………: (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ………………………………….       Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bà: ………………………………….          Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………….. cấp ngày …………

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

BÊN ………………………..: (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông: ………………………………….          Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do …………………….. cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bà: ………………………………….      Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………. cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này …………… theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG

Tài sản mua bán: …

Chủng loại tài sản mua bán: …

Số lượng tài sản mua bán: …

Chất lượng của tài sản mua bán: …

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

Giá mua bán tài sản nêu tại Điều 1 của hợp đồng này là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

Phương thức thanh toán: … Bên A và bên B có thể thoả thuận phương thức thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng phương thức thanh toán khác).

Thời hạn thanh toán:

Đợt 1: Bên B thanh toán tiền mua tài sản cho bên A trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng).

Đợt 2: Bên B thanh toán tiền mua tài sản cho bên A trước ngày …/ …/ … với số tiền là: … đồng (Bằng chữ: … đồng)

ĐIỀU 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

(i) Thời gian

Hợp đồng được thực hiện từ ngày ký kết và chấm dứt khi bên A hoàn thành nghĩa vụ tài sản cho bên B, đồng thời bên B hoàn thành các nghĩa vụ về thanh
toán cho bên A theo quy định tại hợp đồng này.

Thời hạn bên A giao tài sản cho bên B là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

Thời hạn bên B thanh toán Đợt … cho bên A là: … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

(Hoặc bên A có thể thoả thuận với bên B về việc thanh toán tại thời điểm nhận tài sản hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền
sở hữu tài sản (nếu có)).

(ii) Địa điểm giao nhận tài sản:

Bên A giao tài sản cho bên B và bên B nhận tài sản cho bên A
tại: …

(iii) Phương thức giao nhận tài sản:

Tài sản mua bán được bên A giao cho bên B nhận một lần hoặc … lần và trực tiếp. (Hoặc tài sản sẽ được giao nhận theo một phương thức cụ thể
khác do bên A và bên B thỏa thuận trong hợp đồng)

Điều 4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên

(i) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên A:

Giao tài sản theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, kèm theo giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có) cho bên B theo quy định tại Điều 3 hợp đồng này.

Thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản cho bên B theo quy định của pháp luật (nếu có)

(ii) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên B:

Thanh toán tiền mua tài sản cho bên A theo đúng quy định tại Điều 3 hợp đồng này;

Thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, thuộc trách nhiệm của bên B theo quy định tại hợp đồng này;

Yêu cầu bên A sửa chữa tài sản không phải trả tiền đối với tài sản có khuyết tật hoặc trả lại tài sản và lấy lại tiền trong thời hạn bảo hành;

Các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 5. Cam đoan của các bên

Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
cho bên bị vi phạm.

Điều 7. Chi phí khác

Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do bên A và bên B tự thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng.

Điều 8. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

BÊN A

(KÝ TÊN)

BÊN B

(KÝ TÊN)

4. Câu hỏi thường gặp

Tại sao cần làm hợp đồng thanh lý tài sản cố định?

Khi thực hiện việc thanh lý tài sản cố định có giá trị lớn thì bắt buộc doanh nghiệp nên làm hợp đồng thanh lý tài sản cố định để thuận tiên cho việc giao dịch giữa hai bên đồng thời làm chứng từ để lưu trữ sổ sách sau này khi quyết toán thuế.

Cách tính giá trị thanh lý tài sản cố định?

Công thức tính giá trị thanh lý tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định – Giá trị đã khấu hao

Bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định bao gồm những gì?

Theo tiết 3.2.2, điểm 3.2, khoản 3, điều 35, thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015, thì:

  • "3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
  • Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ."

Như vậy, hồ sơ thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ bao gồm:

  • Quyết định thanh lý tài sản cố định
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định

Những nội dung cần lưu ý khi lập Biên bản thanh lý tài sản là gì?

Để việc thanh lý tài sản cố định được diễn ra thuận lợi, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Phân loại chính xác tính chất, giá trị của từng loại tài sản cố định;

- Cần lưu ý về sự thống nhất trong cách trình bày và đồng bộ trong các biên bản

- Biên bản thanh lý cần lập thành 02 bản, một bản giao cho bộ phận quản lý, bản còn lại nộp cho bộ phận kế toán;

- Cuối biên bản thanh lý cần có đầy đủ chữ ký của các bên: Trưởng ban thanh lý, giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng…

- Nội dung Biên bản phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật;

- Tình bày khoa học, ngắn gọn, rõ ràng, không gạch xóa, sửa chữa trong biên bản.

5. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về mẫu hợp đồng thanh lý tài sản của chúng tôi như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Trìn mẫu hợp đồng thanh lý tài sản thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo