Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư Mới nhất năm 2023

Hợp đồng nguyên tắc ngày khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Trong đó, hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư cũng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động mua bán hàng ngày. Vậy mẫu hợp đồng nguyên tắc vật tư xây dựng như thế nào? Quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để giải đáp thắc mắc trên nhé. 

hop-dong-nguyen-tacHợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư 

1. Hợp đồng nguyên tắc là gì? 

Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hay cung ứng bất kỳ dịch vụ nào đó, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng, có thể phát. 

Giao kết hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động thương mại, không ấn định bắt buộc cho lĩnh vực nào. Hợp đồng chi phối các mối quan hệ giữa các bên.

Hợp đồng nguyên tắc thường được xác lập khi có những thỏa thuận chung, xây dựng các nguyên tắc cơ bản trong quá trình quan hệ hợp tác. Thông thường hợp đồng này được lập trước khi kết tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.

mau-hop-dong-nguyen-tac-mua-ban-vat-tuHợp đồng nguyên tắc 

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng nguyên tắc

Nhìn chung, một hợp đồng nguyên tắc phải có những nội dung cơ bản sau đây: 

♦ Thông tin bên bán (Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế,…)

♦ Thông tin bên mua

♦ Các điều khoản chung

♦ Hàng hóa

♦ Giao nhận hàng hóa

♦ Giá cả và phương thức thanh toán

♦ Trách nhiệm các bên

♦ Cung cấp và trao đổi thông tin giữa các bên

♦ Bảo hành sản phẩm

♦ Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn

♦ Cam kết chung

♦ Hiệu lực của hợp đồng

hop-dong-nguyen-tac-mua-ban-vat-tuHợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư 

3. Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 --------------     

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN VẬT TƯ

Số: ... /HĐMBVT

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017;

Căn cứ vào Luật thương mại Việt nam năm 2005;

Căn cứ nhu cầu và khả năng của cả hai Bên.

Hôm nay, ngày.....tháng.....năm.....,tại........................................, chúng tôi gồm:

BÊN BÁN (Bên A)

- Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………….....

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………...

- Điện thoại: ……………………….….  Fax: …………………………………….

- Tài khoản số: ……………………………………………………………….......

- Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………………...

- Đại diện là: …………………………………………………………………………...

- Chức vụ: ……………………………………………………………………………...

- Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …… ngày …. tháng ….. năm …….

- Do ……………………….. chức vụ ………………… ký.

BÊN MUA (Bên B)

- Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………...

- Điện thoại: ……………………...….  Fax: …………………………………………….

- Tài khoản số: ……………………………………………………………………….......

- Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………...

- Đại diện là: ……………………………………………………………...

- Chức vụ: ……………………………………………………………………...

- Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: ……… ngày …. tháng ….. năm …….

- Do …………………………….. chức vụ ………………… ký.

Sau khi bàn bạc hai bên thống nhất thoả thuận nội dung Hợp đồng mua bán hàng hoá với các điều khoản sau:

Điều 1. Điều khoản chung

1. Hàng hóa do Người bán cung cấp đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, quy cách của Nhà vận chuyển / Nhà sản xuất.

2. Trong khuôn khổ Hợp đồng này, Hai Bên sẽ ký hợp đồng mua bán hoặc đặt mua (bằng văn bản, qua điện thoại và email) cho từng lô hàng cụ thể. Thông tin chi tiết về hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được ghi rõ trong Hợp đồng mua bán, Đơn đặt hàng tương ứng.

3. Thông tin chi tiết về hàng hóa sẽ được các Bên quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán trong khuôn khổ Hợp đồng này.

Điều 2. Chất lượng

Hàng đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, mới 100%, chưa qua sử dụng, đạt yêu cầu về chất lượng, quy cách, chủng loại như điều 1. Qua quá trình kiểm tra nếu không phù hợp chất lượng bên B không chấp nhận và tiếp quản và bên A phải chuyển toàn bộ lô hàng ra khỏi kho của bên B.

Điều 3. Giao nhận, vận chuyển

3.1. Địa điểm giao nhận: Giao hàng tại kho Bên B trên phương tiện của Bên A;

Đại diện Bên A đến giao hàng phải có CMND (Bản chính) hoặc Giấy phép lái xe, Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền (Bản chính) về nội dung giao hàng khi kiểm tra thu nhập hàng hóa.

3.2. Vận chuyển: Bên bán đảm nhận.

3.3. Tiến độ giao hàng: Hàng hóa giao theo yêu cầu của Bên mua kể từ ngày hai bên ký Hợp đồng (Cụ thể theo thông báo của Bên mua).

3.4. Kiểm nghiệm: Kiểm tra số lượng, chất lượng và quy cách cụ thể trước khi nhận hàng. Một đổi một đối với hàng hóa bị lỗi do sản xuất hoặc bị hư hỏng trong quá trình xếp dỡ và / hoặc vận chuyển.

Điều 4. Loại hợp đồng, giá hợp đồng và phương thức thanh toán

4.1. Loại hợp đồng: Theo đơn giá cố định

4.2. Giá hợp đồng: Như Điều 1 

4.3. Phương thức thanh toán:

Bên B thanh toán cho bên A 30% giá trị hợp đồng bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt, 40% sau khi nhận đủ hàng, 30% còn lại thanh toán sau khi đặt nắp cùng với hóa đơn VAT hợp lệ.

Trường hợp thuế suất thuế GTGT thay đổi, hai bên thống nhất nộp thuế mới theo giá trị ghi trên hóa đơn GTGT của Bên bán.

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên

5.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Bên B

a) Có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hợp đồng.

b) Có quyền từ chối nhận hàng do Bên A giao nếu không đúng chủng loại, chất lượng theo quy định trong Hợp đồng.

5.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Bên A

a) Có trách nhiệm đáp ứng kịp thời, đầy đủ về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng cũng như các tài liệu cần thiết theo quy định của Hợp đồng.

b) Có quyền ngừng giao hàng trong trường hợp Bên B không thanh toán theo quy định của Hợp đồng.

c) Bên A cam kết hàng hóa bán cho Bên B theo Hợp đồng này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp pháp và Bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, xuất xứ hàng hóa đã bán cho Bên B.

Điều 6. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến tay đơn vị sử dụng, nếu phát hiện quy cách kỹ thuật, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa không đúng với quy định của hợp đồng, Bên B có quyền khiếu nại với Bên A. Bên A có nghĩa vụ giải quyết mọi khiếu nại của Bên B trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Chi phí liên quan đến việc giải quyết khiếu nại do bên có lỗi chịu.

- Mọi vướng mắc, tranh chấp (nếu có) phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của các bên. Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án kinh tế. Tỉnh Quảng Ninh để giải quyết. Phán quyết của tòa án là phán quyết cuối cùng buộc hai bên phải tuân theo. Bên thua kiện phải chịu mọi chi phí liên quan.

Điều 7. Cam kết chung: Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho nhau để cùng thống nhất, giải quyết. Không bên nào được đơn phương thay đổi các điều khoản hoặc hủy bỏ Hợp đồng.

Hợp đồng được lập thành ... bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ... bản.

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày .../.......

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

4. Một số câu hỏi pháp lí liên quan

4.1 Hợp đồng nguyên tắc có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của hợp đồng nguyên tắc không giới hạn là 01 năm hay 05 năm. Thông thường các bên khi ký kết hợp đồng thường thỏa thuận thời hạn tính theo đơn vị tháng hoặc năm để tiện cho việc quyết toán công việc hoàn thành và đối chiếu công nợ.

4.2 Hợp đồng nguyên tắc có được giao kết qua email không?

Hợp đồng nguyên tắc không phải là một loại hợp đồng phổ biến được liệt kê trong Bộ luật dân sự 2015 nhưng nó là một loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

4.3 Điểm khác nhau cơ bản giữa  hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế?

Hợp đồng nguyên tắc được coi là hợp đồng kinh tế khi các bên giao kết hợp đồng là thương nhân hoặc nội dung hợp đồng là thỏa thuận việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh.

4.4 Mục đích tạo ra hợp đồng nguyên tắc là gì?

Chỉ quy định những vấn đề chung nên thường được xem như là 1 hợp đồng khung hay 1 biên bản ghi nhớ giữa các bên

Trên đây là một vài thông tin về mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo