Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu đang sử dụng là mẫu hóa đơn nào? Hóa đơn xuất khẩu được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào các khu phi thuế quan. Ngoài ra, hóa đơn xuất khẩu còn được dùng trong nhiều trường hợp được coi như xuất khẩu khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu theo thông tư 78.
Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu theo thông tư 78
1. Quy định mới nhất về hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu
Ngày 03/06/2022, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 2054/TCHQ-GSQL về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu. Cụ thể:
Theo Thông lệ quốc tế, Điều 24, Luật Hải quan, Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC thì hồ sơ hải quan đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứ từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn giá trị gia tăng điện tử để làm thủ tục xuất khẩu.
Hóa đơn thương mại sẽ được lập và sử dụng căn cứ theo quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế.
2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử xuất khẩu
Thời điểm lập hóa đơn điện tử xuất khẩu được quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 3, Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng xuất khẩu là:
+ Sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu và có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu;
+ Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Như vậy, thời điểm phát hành hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu.
3. Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu
Theo những quy định nêu ở các mục trên, có thể thấy việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thời điểm phát hành 2 loại hóa đơn này hoàn toàn khác nhau: Hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử phát hành sau khi làm thủ tục hải quan.
Mẫu hóa đơn thương mại:
Một mẫu hóa đơn thương mại gồm có các nội dung sau:
- Thông tin người bán, người mua: Tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, người đại diện pháp luật.
- Số hóa đơn.
- Ngày xuất hóa đơn.
- Phương thức thanh toán.
- Mô tả chi tiết sản phẩm.
- Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước.
- Giá của hàng hóa, dịch vụ.
- Tổng tiền, loại tiền, các chi phí liên quan,...
Mẫu hóa đơn điện tử
Một mẫu hóa đơn điện tử cần có các nội dung sau:
- Tên loại hóa đơn
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
- Liên hóa đơn
- Số thứ tự hóa đơn
- Thông tin người bán
- Thông tin người mua
- Thông tin hàng hóa, dịch vụ
- Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên
- Ngày, tháng, năm lập hóa đơn
- Thông tin tổ chức cung cấp hóa đơn.

Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu theo thông tư 78
4. Sự khác nhau của việc xuất hóa đơn hàng xuất khẩu ở thời điểm hiện tại và các quy định trước đó
Từ năm 2022 về sau | Trước năm 2022 |
- Thực hiện theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC | - Thực hiện theo Thông tư 11/VBHN-BTC và các quy định hướng dẫn trước đó |
- Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài. | - Doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và không cần lập hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. |
5. Xuất hóa đơn xuất khẩu theo thông tư 78 trong trường hợp nào?
Căn cứ điều 28 Luật Thương Mại 2005, thì xuất khẩu là:
“- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 114/2015/NĐ-CP có quy định về khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:
“1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc xuất hóa đơn hàng xuất khẩu sẽ được áp dụng trong 2 trường hợp sau:
- Xuất hóa đơn hàng xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
- Xuất hóa đơn cho doanh nghiệp chế xuất
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu theo thông tư 78. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận