Mẫu hóa đơn thương mại xuất khẩu cập nhật mới nhất

Hóa đơn thương mại xuất khẩu – thường được gọi tắt là Invoice, là một chứng từ dùng để thanh toán giữa người mua và người bán rất quan trọng trong hoạt động mua bán quốc tế cũng như việc làm thủ tục xuất nhập khẩu. Vậy các quý đọc giả đã biết về mẫu hóa đơn thương mại xuất  hay chưa. Sau đây, mời các bạn hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về Mẫu hóa đơn thương mại xuất khẩu cập nhật mới nhất.

Invoice là gì? Những điều mà bạn cần biết về invoice
Mẫu hóa đơn thương mại xuất khẩu cập nhật mới nhất

1. Hóa đơn thương mại trong Xuất nhập khẩu

Hóa đơn thương mại, tiếng Anh là Commercial Invoice, là một chứng từ quan trọng trong ngoại thương, và cũng quan trọng không kém trong bộ hồ sơ hải quan.
Trong quá trình làm thủ tục, tôi thấy thấy nhiều khách hàng chuẩn bị chứng từ rất sơ sài, nhiều khi số liệu vênh váo với các chứng từ khác. Thậm chí cá biệt còn có khách hàng không biết cách soạn Hóa đơn thế nào cho hợp lệ.

Với những ai chưa quen làm chứng từ này, tốt nhất là chọn một file mẫu hóa đơn thương mại, để tham khảo, rồi dựa vào đó mà làm cho nhanh.

2. Sử dụng hóa đơn thương mại thay thế hóa đơn xuất khẩu

(1) Tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

"3. Từ ngày 1/6/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu.

Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014 (Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Từ ngày 01/8/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký theo quy định tại Khoản này được tiếp tục sử dụng. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký hoặc đăng ký sau ngày 31/7/2014 không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp thực hiện hủy hóa đơn xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này và sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này.”

⇒ Từ ngày 1/6 /2014 các doanh nghiệp không được phát hành hóa đơn xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp chưa sử dụng hết hóa đơn xuất khẩu đã phát hành mà vẫn có nhu cầu sử dụng tiếp thì phải đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan quản lý thuế để sử dụng tiếp

(2) Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

"2. Các loại hóa đơn:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

⇒ Như trên quy định pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì có 2 loại xuất khẩu, như sau:

– Xuất khẩu tại chỗ: Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu

– Xuất khẩu ra nước ngoài: xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

(3) Theo Điều 6 Khoản 7 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

"7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

⇒ Như trên, hóa đơn dùng cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, được dùng là hóa đơn thương mại.

– Đối với hàng hóa thuộc dạng xuất khẩu tại chỗ như xuất vào khu phi thuế quan: sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng.

– Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài: sử dụng hóa đơn thương mại.

3. Mẫu hóa đơn thương mại xuất khẩu cập nhật mới nhất

hoá đơn thương mại xuất khẩu
Mẫu Commercial Invoice
  • Tên người xuất khẩu/người gửi hàng: Ghi rõ tên và địa chỉ đầy đủ của người gửi hàng, tên quốc giá xuất khẩu
  • Tên người nhập khẩu/người nhận hàng: Tên Công ty, địa chỉ, số ĐT liên hệ
  • Số hoá đơn và ngày phát hành: bắt buộc phải ghi số và ngày hoá đơn được lập bởi người bán và được sử dụng để làm thủ tục khai báo hải quan – có thể lưu hồ sơ theo số hoá đơn thương mại
  • Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiệu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa.
  • Số lượng kiện : Ghi tổng số lượng kiện của lô hàng đó, thường ghi kèm tổng trọng lượng cả bì. Thông tin này có thể không cần chi tiết, vì đã có trong Packing List
  • Giá của từng mặt hàng.
  • Loại tiền.
  • Phương thức vận chuyển: Phải ghi rõ phương thức vận chuyển (đường không, đường biển) nhưng không cần ghi tên phương tiện hay số chuyến
  • Điều khoản giao hàng: Ghi rõ điều khoản giao hàng là gì, theo bản Incoterms nào (VD 2000 hay 2010)
  • Điều khoản thanh toán: Ghi TT, TTR, LC, No Payment, và đồng tiền thanh toán là USD, EUR, JPY,v.v…
  • Các thông tin khác: Ghi rõ từng khoản (nếu có) như cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên quan đế n việc đưa hàng từ dọc mạn tàu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tàu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, container và cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liệt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vây.
  • Các giảm giá, chiết khấu.
  • Nước xuất xứ hàng hóa.
  • Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê muớn hay phải trả tiền riêng?
  • Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm như khuôn đúc, khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính.
  • Hóa đơn thương mại không cần phải ký, nếu hóa đơn có chữ ký thì phải được quy định rõ trong L/C.
  • Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C hoặc trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại.
  • Nếu trong L/C đề cập đến giấy phép nhập khẩu, đơn đặt hàng của người mua và những chú ý khác thì những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.
  • Người thụ hưởng ký tên đóng dấu

LƯU Ý:

Theo Chương 3, Điều 16, Khoản 2, Điểm e của Thông tư 39/2014/TT-BTC:

"e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.

Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá."

Trên đây là bài viết về Mẫu hóa đơn thương mại xuất khẩu cập nhật mới nhất mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo