Mẫu Hóa Đơn Mua Bán Vàng Mới Nhất [Cập Nhật 2022]

Doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Vậy khi bán vàng cho khách hàng việc xuất hóa đơn mua bán được thực hiện như thế nào là hợp lý theo quy định? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến những quy định liên quan đến mẫu hóa đơn mua bán vàng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Mẫu Hóa Đơn Mua Bán Vàng Mới Nhất [cập Nhật 2022]

Mẫu Hóa Đơn Mua Bán Vàng Mới Nhất [Cập Nhật 2022]

1. Cơ sở pháp lý

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

2. Quy định chung về vàng bạc đá quý

Vàng là một thứ kim loại đặc biệt quý hiếm, có nhiều chức năng quan trọng như tài sản dự trữ, thanh toán, trang sức, nguyên liệu chế tạo. Vàng có ảnh hưỏng mạnh đến giá trị đồng tiền và trong một số thời kỳ lịch sử được coi như tiền.

Cùng với vàng, các kim loại quý khác và đá quý cũng được pháp luật có những quy định riêng. Đây cũng là những loại tài sản thuộc nhóm “kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác” được liệt kê phải kê khai trong phòng, chống tham nhũng (Điểm b khoản 1 Điều 35 về “Tài sản, thu nhập phải kê khai”, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)

Đá quý là khoáng chất có thể gia công sử dụng làm đồ trang sức hoặc làm đẹp. Để có thể coi là đá quý điều đầu tiên viên đá cần có là sở hữu vẻ đẹp tuyệt vời rồi tới độ hiếm và độ cứng…

Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng một phần hai mươi, được coi là đá quý và đá bán quý. Các loại đá này, hầu hết được tìm thấy ở lớp vỏ trái đất hay lẫn trong các loại khoáng vật khác. Một số loại đá quý như hổ phách,ngọc trai, san hô hay ngà voi có nguồn gốc từ động vật. Được gọi là đá quý hữu cơ, tuy không được bền như đá khoáng sản nên thường được đánh bóng, chạm khắc hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.

Ngân hàng Nhà nước đã từng chịu trách nhiệm quản lý việc kinh doanh vàng, bạc, bạch kim, kim cương, ngọc trai, kim loại quý và đá quý khác (Điều 6 Nghị định sô' 631-TTg ngày 13/12/1955 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý vàng bạc”).

Vàng bạc được giải thích là “gồm tất cả các thứ vàng bạc thỏi, khối, nén, vàng lá, vàng cốm, vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc, đồ dùng và đồ trang hoàng bằng vàng bạc (vật kỷ niệm, đồ trang sức, đồ thờ cúng...) các đồ hợp kim có vàng bạc…”. (Điều 1 Nghị định số 631-TTg ngày 13/12/1955 của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý vàng bạc”). Kim khí quý “gồm tất cả các loại vàng bạc (như vàng bạc thoi, khốĩ, nén, vàng lá, vàng cốm, vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc), các loại bạch kim; các đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng vàng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có vàng bạc, bạch kim. Đá quý gồm có kim cương và các loại ngọc, xa-phia” (Điều 2 Nghị định số 355-TTg ngày 16/7/1958 về việc “Cấm xuất nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý”).

“Các xí nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang phải giao nộp hết các loại vàng, bạc, bạch kim, kim cương (dưới đây gọi tắt là vàng bạc) cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và chỉ được phép giữ lại: các dụng cụ chuyên dùng bằng vàng, bạc cần thiết cho sản xuất và nghiên cứu khoa học kỹ thuật; các loại vàng, bạc được Ngân hàng Nhà nước cấp theo chỉ tiêu được duyệt để dùng vào sản xuất và khoa học kỹ thuật trong năm kế hoạch”. “Các nhà bảo tồn, bảo tàng không được trưng bày các hiện vật lịch sử bằng vàng, bạc mà chỉ được dùng phiên bản”.

Việc bảo quản, vận chuyển vàng, kim khí quý, đá quý và các loại tài sản quý khác trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước vẫn được quản lý như đốỉ với tiền.

Vàng được coi là ngoại hối trong trường hợp thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nưóc, trên tài khoản  nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khôi, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đối với vàng ngoại hối thì thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng; quản lý vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú theo quy định của pháp luật. Số lượng và nơi lưu giữ dự trữ ngoại hối nhà nước, kim loại quý hiếm, đá quý và các vật quý hiếm khác của Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý, bảo quản” thuộc bí mật nhà nước độ “Tối mật” trong ngành Ngân hàng (Khoản 4 Điều 2 Quyết định số 15/2003/QĐ-TTg về “Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật trong ngành Ngân hàng”).

3. Xuất hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý

Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về lập hóa đơn như sau:

"1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

-> Như vậy, về nguyên tắc, với mỗi lần báng hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên thì công ty bạn phải lập hóa đơn giao cho khách hàng kể cả trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn;

Nếu như mỗi lần bán hàng hóa mà dưới 200.000 đồng thì không phải lập hóa đơn, công ty bạn lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối ngày, công ty lập 1 hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa trong ngày dưới 200.000 đồng thể hiện trên dòng tổng công của bảng kê.

Những điều cần lưu ý: Phải lập hóa đơn đối với mỗi lần bán hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên.

4. Quy định về thuế trong hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý

4.1. Về hóa đơn bán hàng cho hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý

Tại điểm 2.1 Phụ lục 4 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng cho hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý như sau:
"2. Trong một số trường hợp việc sử dụng và ghi hóa đơn, chứng từ được thực hiện cụ thể như sau:
2.1. ...Trường hợp tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng có hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng cho hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý."
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có hoạt động mua bán, gia công chế tác vàng, bạc, đá quý khi xuất hóa đơn cho khách hàng Công ty phải sử dụng hóa đơn (loại hóa đơn bán hàng) giao cho khách hàng, giá bán bao gồm tiền bán vàng, bạc, đá quý và tiền công.

4.2. Khai thuế cho hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý

- Tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng:
“1. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phát sinh về vàng.”
- Tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị gia tăng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý:
“1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.”
Tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 4, Điều 12, Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng:
“4.Các trường hợp khác:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
Tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
"a) Mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 01/GTGT) thay thế cho mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (mẫu số 01/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
d) Mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý (mẫu số 03/GTGT) thay thế cho mẫu Tờ khai thuế GTGT dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý (mẫu số 03/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
Công ty khai thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì Công ty phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng theo quy định tại  Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
Hàng tháng hoặc quý (nếu khai thuế theo quý) Công ty lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý. Trường hợp đồng thời có phát sinh hàng hóa dịch vụ ngoài hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì Công ty lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT theo quy định.
Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về những quy định xoay quanh vấn đề mẫu hóa đơn mua bán vàng theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có bất kỳ vướng mắc phát sinh, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi tại ACC để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo