Mẫu hồ sơ năng lực dự thầu (Cập nhật 2024)

Hồ sơ năng lực công ty là ấn phẩm tối quan trọng để doanh nghiệp sử dụng trong các dự án đấu thầu. Nếu như trước kia, chỉ có các công ty xây dựng, bất động sản mới chú ý đến hồ sơ năng lực thì ngày nay, bất kể lĩnh vực ngành nghề nào doanh nghiệp cũng cần và nên thiết kế hồ sơ năng lực cho riêng mình và coi nó là tài liệu marketing/bộ công cụ hỗ trợ bán hàng (sale kit). Trong lĩnh vực đấu thầu thì sao? Mẫu hồ sơ năng lực dự thầu được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

ho-so-nang-luc-du-thau

Mẫu hồ sơ năng lực dự thầu (Cập nhật 2022)

1. Hồ sơ năng lực dự thầu là gì?

Hồ sơ năng lực dự thầu được hiểu là toàn bộ thông tin của một công ty đưa ra để chứng minh sự phù hợp với dự án đang mời thầu. Chuẩn bị hồ sơ năng lực để tham gia dự thầu là bước không thể thiếu nhằm thể hiện sự chuyên nghiệp trong mỗi dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng.

2. Hồ sơ năng lực dự thầu hợp lệ khi nào?

Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ yêu cầu theo bên phía mời thầu là chưa đủ. Các doanh nghiệp tham gia gói thầu còn phải đáp ứng chính xác các yêu cầu để hồ sơ năng lực dự thầu được hợp lệ.

- Đơn dự thầu là bản gốc và được ký tên, đóng dấu bởi người có thẩm quyền công ty.

- Hồ sơ năng lực dự thầu phải được nộp đầy đủ và đúng hạn theo yêu cầu của bên mời thầu.

- Doanh nghiệp không tham gia đấu thầu nhiều gói thầu liên quan trong cùng thời điểm để tránh bị nghi ngờ về mặt tiềm lực.

- Nhà thầu phải đang trong thời gian hoạt động hợp pháp, không bị cấm các hoạt động pháp lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

- Các thông tin trong hồ sơ dự thầu phải được cung cấp chính xác, minh bạch để được đánh giá đúng năng lực khi tham gia.

3. Nội dung đánh giá hồ sơ năng lực dự thầu?

+ Có bản gốc hồ sơ dự thầu;

+ Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

+ Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

+ Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

+ Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);

+ Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

+ Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu 2013.

4. So sánh hồ sơ dự thầu và hồ sơ năng lực

- Theo mục đích sử dụng:

+ Hồ sơ dự thầu sử dụng để tham gia đấu thầu dự án.

+ Hồ sơ năng lực sử dụng để giới thiệu, truyền tải tên tuổi, và các thông tin quan trọng về công ty.

- Theo nội dung:

+ Hồ sơ dự thầu: Nội dung của hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung về năng lực gói thầu, năng lực công ty, biện pháp thi công, giá dự thầu.

+ Hồ sơ năng lực bao gồm các nội dung: Tầm nhìn sứ mệnh (Giá trị cốt lõi), thông điệp/cam kết của người đại diện theo pháp luật công ty, giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ; giới thiệu văn hóa công ty; lịch sử hình thành phát triển; thành tựu đạt được;…

Nội dung về năng lực công ty là nội dung không bắt buộc phải có trong hồ sơ dự thầu, tùy theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Theo cách thức lập hồ sơ:

+ Hồ sơ dự thầu: Để lập được hồ sơ dự thầu phải đọc kỹ bản vẽ thi công, làm y nguyên và đầy đủ các biểu mẫu theo hồ sơ mời thầu gửi kèm, các nội dung về biện pháp thi công, giá phải dựa vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu để xây dựng.

+ Hồ sơ năng lực: Để lập được hồ sơ năng lực thì phải nắm được các thông tin cơ bản về công ty, đồng thời có các tài liệu về pháp lý, tình trạng kinh doanh…của công ty.

Hình thức và nội dung của hồ sơ năng lực tùy thuộc vào quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp và ý chí của người lập hồ sơ. Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ có một form mẫu chuẩn của hồ sơ năng lực.

- Theo cách thức nộp hồ sơ:

+ Hồ sơ dự thầu: Nộp đúng theo hướng dẫn và yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

+ Hồ sơ năng lực: Không có quy định bắt buộc về cách thức nộp.

5. Mẫu hồ sơ năng lực dự thầu

Khi tham gia đấu thầu, các doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ năng lực dự thầu. Đây là một bộ các tài liệu cung cấp thông tin về quy mô, tiềm lực và năng lực công ty, các yếu tố quan trọng để quyết định việc có được nhận gói thầu đó hay không. Trong mỗi dự án của các lĩnh vực khác nhau sẽ yêu cầu bộ hồ sơ năng lực khác nhau. Nhưng chung quy lại sẽ có những giấy tờ cơ bản sau:

- Đơn dự thầu được làm theo mẫu quy định. Trường hợp các nhà thầu liên danh với nhau cần có thỏa thuận liên danh.

- Giấy tờ chứng minh thẩm quyền ký đơn dự thầu của bên tham gia (ví dụ giấy ủy quyền…).

- Bảo đảm dự thầu qua giấy tờ chứng minh bảo lãnh ký quỹ hay đặt cọc, thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.

- Hồ sơ chứng minh năng lực công ty: giới thiệu doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh, cam kết hoạt động, lịch sử phát triển, thành tựu đạt được…

- Tài liệu chứng minh tài chính công ty trong những năm gần nhất về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty.

- Chi tiết các yêu cầu kỹ thuật đối với gói thầu bao gồm các phương án thay thế. Đánh giá chi phí và có một bản đề xuất tài chính cho gói thầu.

- Các yêu cầu khác từ phía bên mời thầu yêu cầu riêng tùy theo mỗi lĩnh vực.

Bài viết trên đây là giải đáp được phần nào thắc mắc về câu hỏi hồ sơ năng lực dự thầu gồm các tài liệu gì, một số lưu ý để đảm bảo hồ sơ hợp lệ và mẫu hồ sơ năng lực dự thầu (Cập nhật 2022). Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho quý khách hàng. Nếu còn gì băn khoăn về mẫu hồ sơ năng lực dự thầu cũng như các vấn đề khác liên quan đến đấu thầu, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (653 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo