Đảng viên sinh con thứ 3 ngoài ý muốn có bị kỷ luật không? Đảng viên có được kết nạp lại nếu vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình không? Người sinh con thứ 3 không bị kỷ luật Đảng nữa đúng không? Cùng tham khảo Mẫu đơn xác nhận có thai ngoài ý muốn để xử lý tình huống này qua bài viết dưới đây.
Mẫu đơn xác nhận có thai ngoài ý muốn
1. Có đúng đã bỏ quy định kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 không?
Quy định 69-QĐ/TW 2022 đã không còn liệt kê các hành vi đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 bị kỷ luật Đảng nên nhiều người đưa ra thắc mắc, liệu có đúng đã bỏ quy định kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 không?
Người sinh con thứ 3 không bị kỷ luật Đảng nữa đúng không?
Trước đây, Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ, Đảng viên vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình có sinh con thứ ba (bị khiển trách), sinh con thứ tư (bị cảnh cáo hoặc cách chức nếu Đảng viên có chức vụ), sinh con thứ năm trở lên (bị khai trừ).Tuy nhiên, ngày 06/7/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 69-QĐ/TW thay thế Quy định 102. Theo đó, quy định này đã hướng dẫn hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số như sau:
- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:+ Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
+ Vi phạm chính sách dân số.
- Nếu mắc các lỗi nêu trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
+ Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
+ Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
- Trường hợp vi phạm những lỗi nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Như vậy, Quy định 69 đã không còn liệt kê hành vi Đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 bị kỷ luật mà thay vào đó quy định hành vi “vi phạm chính sách dân số”.
Theo đó, chính sách dân số hiện nay như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không?
Điều 1 Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008 quy định, mỗi cặp vợ chồng được tự quyết định thời gian, khoảng cách sinh con và sinh một hoặc hai con theo thoả thuận của cặp vợ chồng.
Như vậy, theo quy định hiện nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ được lựa chọn sinh một hoặc hai con. Vì thế, việc sinh con thứ 3, 4, 5 có thể nói là chưa đúng với chính sách dân số hiện hành,Mặt khác, Nghị quyết 21 năm 2017 của Ban Bí thư đã quy định:
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.
Nghĩa là, hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh tối đa 02 con và Đảng viên phải chấp hành chính sách dân số tại thời điểm này của nước ta là chỉ sinh tối đa 02 con.
Đồng nghĩa, nếu Đảng viên sinh con thứ 3, thứ 4 hoặc thứ 5 trở lên đã vi phạm chính sách dân số. Do đó, căn cứ vào Điều 52 Quy định 69, Đảng viên có thể sẽ bị kỷ luật Đảng như trên.
2. Mẫu đơn xác nhận có thai ngoài ý muốn
Mẫu đơn xác nhận có thai ngoài ý muốn
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ trình về việc sinh con thứ ba:
Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ trình về việc sinh con thứ ba
Ghi đầy đủ thông tin của người viết tờ trình, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
- Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
- Lý do viết đơn: Yêu cầu xác nhận tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
- Ngày khám và nơi khám thai.
- Cam kết thông tin cung cấp là đúng sự thật.
- Chữ ký của người làm đơn.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1 Mục đích của đơn xác nhận có thai ngoài ý muốn là gì?
Đơn xác nhận có thai ngoài ý muốn được sử dụng để xác nhận tình trạng mang thai không kế hoạch. Đơn này thường được gửi đến bệnh viện hoặc phòng khám để nhờ bác sĩ xác nhận và cung cấp các chứng từ cần thiết.
4.2 Sau khi nộp đơn, tôi có cần phải làm gì thêm không?
Sau khi nộp đơn, bạn có thể cần chờ đợi xác nhận từ phía bệnh viện hoặc phòng khám. Họ có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin hoặc đến trực tiếp để kiểm tra lại.
4.3 Đơn này có giá trị pháp lý không?
Đơn này có giá trị xác nhận từ phía bệnh viện hoặc phòng khám về tình trạng mang thai của bạn. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của nó còn phụ thuộc vào quy định của từng cơ quan hoặc tổ chức liên quan.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Mẫu đơn xác nhận có thai ngoài ý muốn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận