Ủy quyền sử dụng đất là hoạt động được diễn ra khá phổ biến. Trong đó, mọi người thường lựa chọn hình thức ủy quyền bằng giấy ủy quyền sử dụng đất. Để tìm hiểu thêm về mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất hãy cùng ACC theo dõi qua bài viết dưới đây.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất (Cập nhật 2022)
1. Đại diện theo ủy quyền là gì?
Đại diện theo ủy quyền là việc một bên (bên được đại diện) thực hiện ủy quyền cho một bên khác (bên đại diện) được tiến hành xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Nội dung ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của người đại diện và người được đại diện phải được ghi trong giấy ủy quyền.
Căn cứ Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
2. Giấy ủy quyền sử dụng đất là gì?
Trước khi tìm hiểu về mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến giấy ủy quyền sử dụng đất là gì?
Giấy ủy quyền sử dụng đất là văn bản pháp lý dùng để ghi nhận việc bên ủy quyền chỉ định bên được ủy quyền thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng đất trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.
Về bản chất việc lập giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền. Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương).
Giấy ủy quyền sử dụng đất thường bao gồm các nội dung như: thông tin cá nhân của bên ủy quyền và bên được ủy quyền; nội dung ủy quyền; thời hạn ủy quyền; chữ ký của các bên;…
Một số trường hợp có thể làm giấy ủy quyền sử dụng đất, ví dụ:
+ Người ủy quyền đang ở nước ngoài hoặc ở khu vực khác không tiện trong việc quản lý, sử dụng đất.
+ Người ủy quyền sức khỏe không tốt nên không thể trực tiếp mua bán đất (chưa mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình).
+ Vợ chồng ủy quyền cho nhau để định đoạt về tài sản chung.
+ Người ủy quyền không có nhiều kinh nghiệm, không rõ quá trình làm thủ tục chuyển nhượng,.…
3. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 141 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:
- Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Điều lệ của pháp nhân;
+ Nội dung ủy quyền;
+ Quy định khác của pháp luật.
- Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Theo đó, đối với giao dịch do đại diện theo ủy quyền xác lập thì chỉ có quyền thực hiện trong nội dung ủy quyền, không được vượt quá phạm vi cho phép.
Người được ủy quyền sử dụng đất không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.
4. Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất mới nhất
Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất bạn đọc có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
Về việc sử dụng đất
– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên: ………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………
Số CMND/CCCD: …………………. Ngày cấp: ……………………. Nơi cấp: …………
Quốc tịch: ……………………………………………………
BÊN NHẬN ỦY QUYỀN:
Họ và tên: ………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………
Số CMND/CCCD: …………………. Ngày cấp: ……………………. Nơi cấp: …………
Quốc tịch: ……………………………………………………
- Nội dung ủy quyền:
1.1. Phạm vi Ủy quyền
………………………………………………………………………………
1.2. Thời gian Ủy quyền
………………………………………………………………………………
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
2.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền
………………………………………………………………………………
2.2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền
………………………………………………………………………………
- Cam kết của các bên
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN
(Ký và ghi rõ họ tên) |
BÊN NHẬN ỦY QUYỀN
(Ký và ghi rõ họ tên) |
5. Những câu hỏi thường gặp.
Có nên làm giấy ủy quyền sử dụng đất không?
Không phải trường hợp nào ủy quyền sử dụng đất cũng mang lại lợi ích tốt nhất. Trong một số trường hợp, việc ủy quyền sử dụng đất cũng có thể gây ra một số điều bất lợi nhất định.
Để đảm bảo lợi ích tốt nhất khi có tranh chấp pháp lý diễn ra, chỉ nên làm giấy ủy quyền việc sử dụng đất trong trường hợp nắm rõ khả năng người được ủy quyền thực hiện việc ủy quyền đó trên thực tế.
Trong trường hợp mua bán đất, thì không nên lập giấy ủy quyền sử dụng đất, vì hợp đồng ủy quyền không có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Và hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt trong một số trường hợp, điều này tạo sự bất lợi cho người mua đất rất cao.
Ví dụ: Bên bán đất (trên giấy tờ là người ủy quyền) muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, lúc này bên bán đất có thể lấy lại đất và bên mua đất (trên giấy tờ là người được ủy quyền) gặp phải bất lợi.
Giấy ủy quyền sử dụng đất thường được dùng trong các trường hợp nào?
Giấy ủy quyền sử dụng đất thường được dùng trong các trường hợp:
- Người ủy quyền đang ở nước ngoài hoặc ở địa phương khác mà việc quản lý, sử dụng đất đai không thuận tiện;
- Vì lý do sức khỏe mà người ủy quyền không thể trực tiếp mua bán đất được;
Giấy chồng uỷ quyền cho vợ đi mua đất có phải công chứng chứng thực?
Theo quy định của BLDS 2015 và Luật Công chứng 2014 thì:
– Nếu chồng ủy quyền cho vợ về quyền đối với tài sản đất bằng hình thức giấy ủy quyền (ủy quyền đơn phương), không liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản đất thì chỉ cần chứng thực tại UBND cấp xã nơi có tài sản đất.
– Nếu chồng muốn ủy quyền cho vợ tài sản đất có liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản đất bằng giấy ủy quyền có sự tham gia ký kết của cả hai vợ chồng, bạn công chứng tại văn phòng công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý của giấy ủy quyền đó.
Nội dung Giấy ủy quyền sử dụng đất gồm những gì?
Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất, các bên có thể tự soạn Giấy ủy quyền hoặc sử dụng các mẫu có sẵn nhưng cần đảm bảo có đầy đủ thông tin:
- Thông tin của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; quốc tịch; số điện thoại...
Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện.
- Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin của mảnh đất ủy quyền sử dụng:
+ Số thửa đất;
+ Hạng đất;
+ Loại đất;
+ Diện tích;
+ Thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
- Thời gian ủy quyền: Nên ghi rõ từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào...
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền...
Trên đây là các nội dung liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất (Cập nhật 2022) mà ACC đã gửi tới quý khách hàng. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp quý vị giải đáp thắc mắc.
Nội dung bài viết:
Bình luận