Người Việt Nam đang làm việc, học tập hoặc cư trú tại nước ngoài, có thể trực tiếp đến Đại sứ quán Việt Nam để ký tên trước mặt Viên chức lãnh sự vào giấy ủy quyền giải quyết các vấn đề tại Việt Nam.
1. Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
2. Hình thức ủy quyền
Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.
3. Hồ sơ
Người có yêu cầu chứng thực giấy ủy quyền tại đại sứ quán Việt Nam cần có giấy đế nghị và xuất trình các giấy tờ sau:
- Giấy ủy quyền: Người yêu cầu chứng thực giấy ủy quyền tại Đại sứ quán Việt Nam có thể sử dụng mẫu giấy quyền theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam (nếu có) hoặc mẫu giấy quyền tại văn phòng Đại sứ quán để tham khảo. Văn phòng luật sư của Chúng tôi có thể soạn thảo giấy ủy quyền cho quý vị theo yêu cầu.
- Giấy tờ liên quan đến nội dung công việc ủy quyền (Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam)
- Bản sao hộ chiếu của người ủy quyền hoặc giấy tờ tương đương
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu của người được ủy quyền tại Việt Nam.
Lưu ý:
- Nộp thêm bản photocopy của các Giấy tờ trên để lưu tại Đại sứ quán.
- Hộ chiếu của người ủy quyền có thể là hộ chiếu nước ngoài (trang có ảnh và chữ ký), thể xanh và bằng lái xe (nếu là người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ), hộ chiếu Việt Nam (trang 1 đến trang 4)
- Trường hợp không có mặt tại Đại sứ quán, người ủy quyền có thể gửi bằng thư theo hướng dẫn của Đại sứ quán.
- Danh sách Đại sứ quán Việt Nam tại các nước
4. Cách điền Hơp đồng ủy quyền:
- Hợp đồng ủy quyền cần điền đầy đủ, rõ ràng, chính xác, bằng tiếng Việt Nam, các nội dung theo yêu cầu. Không được gạch xóa, viết bằng hai nét chữ hoặc hai loại màu mực viết khác nhau.
- Điều 2 : nếu không có thù lao thì ghi Hợp đồng ủy quyền không có thù lao.
- Điều 3: Về thời hạn ủy quyền có thể ghi cụ thể thời gian ủy quyền, hoặc ghi Hợp đồng ủy quyền có thời hạn kể từ ngày ký cho đến khi hoàn tất việc ủy quyền.
- Hợp đồng ủy quyền và các giấy tờ liên quan cần thêm 01 bản photocopy để lưu tại Đại sứ quán.
5. Mẫu giấy ủy quyền đại sứ quán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY UỶ QUYỀN
Họ và tên: 1 .....................................................................sinh ngày ........./......./...........
Hộ chiếu số:....................................cấp ngày........./...../...........tại..........................
Địa chỉ cư trú: ........................................................................................................... ..............................................................................
Điện thoại:....................................
Do không có điều kiện về nước, tôi ủy quyền cho:
Họ và tên: 2 .....................................................................sinh ngày ........./......./...........
Hộ chiếu/CMND số:..............................cấp ngày...../...../...........tại...........................
Địa chỉ cư trú: ........................................................................................................... ................................................................................
Quan hệ: 3 ................................... Thay mặt tôi giải quyết (ghi rõ công việc ủy quyền, từ dòng đầu, không cách dòng): ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Thời hạn uỷ quyền là .................ngày kể từ ngày ....../...../.........
Berlin, ngày.......tháng.......năm..............
Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức chứng nhận chữ ký của Ông/Bà:............................................. hiện đang hưởng quy chế cư trú tại CHLB Đức Số.................../LSCC Berlin, ngày......../......../..................
Người ủy quyền (Ký và ghi rõ họ tên)
6. Thẩm quyền của đại sứ quán
Theo Điều 78, Luật Công chứng số 53/2014/QH13, ngày 20 tháng 06 năm 2014, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền:
- Công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản với điều kiện việc từ chối nhận di sản phải thực hiện trước thời điểm phân chia di sản; văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
- Dịch, chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản.
7. Một số lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền
– Khi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng ủy quyền, các bên cần lưu ý thỏa thuận một ngày, tháng, năm cụ thể hoặc một số lượng ngày, tháng hoặc năm tính từ mốc ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng ủy quyền.
– Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp:
+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Nội dung bài viết:
Bình luận