Mẫu giấy ủy quyền chứng thực chữ ký mới nhất

Chứng thực chữ ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. Vậy Mẫu giấy ủy quyền chứng thực chữ ký mới nhất là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mẫu giấy ủy quyền chứng thực chữ ký mới nhất
Mẫu giấy ủy quyền chứng thực chữ ký mới nhất

Người có thẩm quyền chứng thực chữ ký?

Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

  1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  4. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  5. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

  1. e) Chứng thực di chúc;
  2. g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  3. h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Căn cứ theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn  có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các giấy tờ, chữ ký.. và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Do vậy, việc chứng thực các giấy tờ, chữ ký…không phải lĩnh vực mà Văn phòng – Thống kê phải chịu trách nhiệm và thực hiện mà do Chủ tịch và Phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

Ngoài ra, khi thực hiện chứng thực, người thực hiện có quyền và nghĩa vụ như sau:

+ Bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện chứng thực.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực của mình.

+ Không được chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em một của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.

+ Từ chối chứng thực trong các trường hợp quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực.

+ Lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

+ Hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ chứng thực chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Mẫu lời chứng chứng thực chữ ký là gì?

Theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Nghị định Chính phủ ngày 16 tháng 2 năm 2015 thì chứng thực chữ ký được hiểu là:

“3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.”

Cũng theo Nghị định này thì Lời chứng được quy đinh tại Điều 12 như sau:

“1. Lời chứng là nội dung bắt buộc của Văn bản chứng thực.”

Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP Nghị định Chính phủ ngày 16 tháng 2 năm 2015 bao gồm: Lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính; lời chứng chứng thực chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản; lời chứng chứng thực chữ ký của nhiều người trong một giấy tờ, văn bản; lời chứng chứng thực điểm chỉ;  lời chứng chứng thực trong trường hợp không thể ký, điểm chỉ được; lời chứng chứng thực chữ ký người dịch; lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch; lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản; lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản; Lời chứng chứng thực di chúc; lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.  Như vậy, mỗi một loại giấy tờ đều được quy định bằng những lời chứng nhận riêng.

Như vậy có thể hiểu chứng thực chữ ký là việc của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà những người có thẩm quyền ở đây bao gồm: Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây được gọi chung là Phòng Tư pháp), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây được gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây được gọi chung là Cơ quan đại diện), công chứng viên thuộc Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây được gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng) thực hiện việc chứng thực chữ ký trong các loại giấy tờ hoặc văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực các cơ quan này chứng thực.

Mẫu lời chứng chứng thực chữ ký là mẫu lời chứng được lập ra để chứng thực về chữ ký của một người trong một giấy tờ, văn bản. Và là cơ sở để gửi tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu chứng thực. Đây cũng là cơ sở để cơ quan thực hiện việc chứng thực về chữ ký của một người yêu cầu chứng thực trong một giấy tờ, văn bản Mẫu nêu rõ nội dung chứng thực…

Mẫu giấy ủy quyền chứng thực chữ ký mới nhất

Mẫu lời chứng chứng thực chữ ký được người yêu cầu chứng chứng thực chữ ký trong một giấy tờ, văn bản để gửi tới cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chứng thực mẫu chữ ký có trong các loại giấy tờ, văn bản mà người chứng thực cần.

Mẫu lời chứng thực chữ ký của một người mới nhất

Ngày …tháng … năm … (Bằng chữ …)(1)

Tại … (2).

Tôi (3) … , là (4) …

Chứng thực

Ông/bà … Giấy… tờ tùy thân (6) số … cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt ông/bà… là người tiếp nhận hồ sơ.

Số chứng thực … quyển số … (8) – SCT/CK, ĐC

Người tiếp nhận hồ sơ

(ký, ghi rõ họ, tên (9))

Người thực hiện chứng thực

(ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10))

Trên đây, ACC đã giúp bạn tìm hiểu về Mẫu giấy ủy quyền chứng thực chữ ký mới nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo