Trong quá trình thực hiện điều tra các vụ án hình sự, giấy mời làm việc là một thủ tục quan trọng không thể thiếu. Vậy mẫu giấy mời làm việc được quy định như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. Giấy mời làm việc là gì?
Giấy mời làm việc, thư mời lên làm việc, gọi chung là giấy mời lên làm việc là văn bản do các cơ quan điều tra lập khi thực hiện các hoạt động điều tra vụ án hình sự. Giấy mời này sẽ được gửi tới chủ thể mà cơ quan điều tra cần mời lên để làm rõ những tình tiết, sự việc của vụ án.
2. Khi nhận giấy mời làm việc
Thực tế, rất nhiều trường hợp ngay khi có đơn tố cáo, tố giác; tin báo tội phạm là lập tức những đối tượng bị tình nghi; người làm chứng bị triệu tập. Điều này là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này, điều tra viên dùng giấy mời công dân đến làm việc.
Mẫu giấy mời làm việc (Cập nhật mới nhất 2022)
Có thể hiểu giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc/vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin; làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc/vụ án.
Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu có thời gian và hoàn cảnh cho phép, khi nhận được giấy mời của cơ quan chức năng người dân nên có mặt để biết rõ hơn tại sao và liên quan thế nào tới vụ việc để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra hoặc làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời.
3. Mẫu giấy mời làm việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………(1)
Số: ………….(2)
………, ngày ……. tháng ……. năm …….(3)
GIẤY MỜI
Cơ quan …..(4)
Kính mời ông/bà: ….(5)
Nơi cư trú (hoặc nơi làm việc):…..(6)
Đúng …..giờ ……ngày…….tháng…..năm…. (7)
có mặt tại ….. (8)
để ……. (9)
và gặp ……. (10)
Đề nghị ............. (11)
- (1) Ghi tên đơn vị ra giấy mời;
- (2) Ghi số hiệu của giấy mời;
- (3) Ghi địa danh, ngày tháng năm ra giấy mời;
- (4) Ghi tên cơ quan ra giấy mời;
- (5) Ghi tên cá nhân được mời lên làm việc;
- (6) Ghi địa chỉ nơi ở; hoặc địa chỉ nơi làm việc của cá nhân được mời lên làm việc, ghi rõ số nhà, tổ/thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
- (7) Ghi thời điểm hẹn làm việc;
- (8) Ghi địa điểm hẹn làm việc;
- (9) Ghi mục đích của việc mời lên làm việc;
- (10) Ghi chủ thể mà người lên làm việc cần gặp khi lên làm việc;
- (11) Ghi tên đơn vị được phân công gửi giấy mời tới chủ thể được mời.
4. Phân biệt giấy mời làm việc và giấy triệu tập
Giấy mời và giấy triệu tập có thể do cùng cơ quan điều tra cấp nhưng tính pháp lý của nó có sự khác biệt. Giấy triệu tập mang tính bắt buộc cao hơn khi bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt theo đúng giấy triệu tập; giấy mời có tính bắt buộc thấp hơn.
- Giấy triệu tập được gửi cho các cá nhân tham gia tố tụng. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: ““d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;” . Quy định này đã thể hiện rõ những chủ thể tham gia tố tụng nào sẽ phải có mặt theo sự triệu tập của cơ quan điều tra.
- Còn giấy mời sẽ được gửi cho người chứng kiến; hoặc các cá nhân có liên quan đến vụ án; hoặc có liên quan đến những người tham gia tố tụng…
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về mẫu giấy mời làm việc, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện thủ tục trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận