Mẫu giấy giới thiệu xin việc (Cập nhật 2024)

Giấy giới thiệu xin việc là một trong các loại giấy tờ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số người thắc mắc cách viết một Giấy giới thiệu xin việc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách viết Mẫu giấy giới thiệu xin việc.

Mẫu Giấy Giới Thiệu Xin Việc

Mẫu giấy giới thiệu xin việc

1. Định nghĩa về Giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (công ty) phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên đại diện công ty, cán bộ công chức, viên chức đại diện cho tổ chức đơn vị hoặc các trường hợp khác liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được giới thiệu nhằm thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi nhận trong giới thiệu.

Như vậy, người được giới thiệu là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giới thiệu. Họ có quyền thay mặt làm việc, ký kết các văn bản liên quan đến các nội dung được giới thiệu nhân danh tổ chức hoặc đơn vị giới thiệu.

2. Vai trò, mục đích sử dụng của giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu có các vai trò chính như sau:

+ Giúp tránh trường hợp giả mạo, mạo danh hoặc gây nhầm lẫn đối với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giới thiệu.

+ Giúp các bên làm việc với đúng người có thẩm quyền hoặc có chuyên môn xử lý vấn đề đang gặp phái;

+ Giúp bên được giới thiệu tin tưởng và qua đó nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong thời gian làm việc;

+ Giấy giới thiệu là một tài liệu pháp lý quan trọng để giải trình các vấn đề khác liên quan khi xảy ra các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn của các bên.

3. Ý nghĩa của giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu (thư giới thiệu) bản chất là một văn bản cung cấp các thông tin cần thiết và cơ bản cho bên được giới thiệu. Thông qua giấy giới thiệu các bên có thể rút ngắn được thời gian tìm hiểu, thông tin về đối tác, đối phương. Do vậy, trước khi giới thiệu các đơn vị, tổ chức, cá nhân thường phải trao đổi qua điện thoại, thư điện tử hoặc các phương thức khác để làm rõ về vấn đề cần làm, cần giải quyết để người được giới thiệu có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, còn đơn vị tiếp nhận người đến giải quyết hiểu rõ về đề, yêu cầu, mong muốn của bên được giới thiệu.

Trong nhiều trường hợp, không có giấy giới thiệu thì bên khách hàng, đối tác, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thể từ chối làm việc vì không rõ các thông tin của người được giới thiệu.

4.  Mẫu giấy giới thiệu xin việc

THƯ GIỚI THIỆU BẢN THÂN

 

  1. THÔNG TIN CÁ NHÂN
  2. Họ và tên: ......................... Ngày sinh: ...........................................
  3. Giới tính: .......................................................................................
  4. CCCD/CMND số: ............ Ngày cấp: ............... Nơi cấp: ............................
  5. Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: .............................................................................
  6. Nơi ở hiện tại: .......................................................................................................
  7. Emai: ...................................................................................................................
  8. ĐT di động: ...........................................................................................................
  9. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
  10. Đào tạo chuyên ngành:

- Là sinh viên ngành Sư phạm - trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) (khóa 2011 - 2015).

- Tốt nghiệp Đại học sư phạm hệ chính quy - Loại Khá (3.03)

  1. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: Thực hiện khá tốt 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết

  1. Trình độ tin học:

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng Word và Excel

- Tìm kiếm khai thác tốt các thông tin trên Internet

III. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP

- Mong muốn được làm việc trong môi trường: Chuyên nghiệp, thân thiện, năng động, hiệu quả, có cơ hội thăng tiến.

  1. MỘT SỐ PHẨM CHẤT, KĨ NĂNG

Có kĩ năng viết tốt

Có khả năng tư duy, giao tiếp, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề

Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, hòa đồng với tập thể

Có khả năng sáng tạo, luôn có những ý tưởng mới

Trung thực, chịu được áp lực công việc cao

Tinh thần trách nhiệm cao.

  1. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học với vai trò lãnh đạo.

Tham gia các hoạt động tình nguyện do Đoàn trường Đại học tổ chức.

Thường xuyên tham gia các chương trình quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.

Tham gia các hoạt động tình nguyện: Hiến máu nhân đạo,...

  1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

Hoàn thiện và nâng cao kiến thức, đặc biệt là kiến thức thực tế.

Thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung.

Không ngừng tích lũy kinh nghiệm thực tế để có cái nhìn bao quát và tổng thể hơn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

........., ngày...tháng....năm...

Ứng viên

5. Cách viết giấy giới thiệu xin việc

Để viết một mẫu thư giới thiệu bản thân thể hiện sự chuyên nghiệp, kỹ năng của bản thân thì bạn đọc không thể bỏ qua các thông tin sau:

- Ngày và thông tin liên hệ: Bạn ghi ngày tháng viết thư và các thông tin liên hệ như: số điện thoại, email, địa chỉ để khi có những vấn đề phát sinh có thể liên hệ tới bạn để giải quyết.

- Lời chào: Bạn đang nộp đơn xin việc và muốn gửi thư xin việc của bạn cho đúng người. Không cần thiết phải thêm Ông, Bà hoặc Bà vì nó có thể yêu cầu một số phỏng đoán về giới tính và tình trạng hôn nhân từ phía bạn — chỉ cần sử dụng họ và tên của họ: “Kính gửi Alex Johnson.” Nếu bạn không thể tìm thấy tên của người quản lý tuyển dụng, hãy chọn "Kính gửi người quản lý tuyển dụng." Tránh những lời chào lỗi thời, chẳng hạn như "Thưa ông / bà".

- Đoạn mở đầu: Lý do tại sao bạn hào hứng với công việc và công ty, cũng như cách công việc phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tránh làm cho đoạn văn này nghe có vẻ công thức bằng cách bao gồm các từ khóa từ tin tuyển dụng và kết hợp các kỹ năng của bạn với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu bạn được một người biết người quản lý tuyển dụng hoặc đã làm việc tại công ty này giới thiệu công việc này, bạn có thể muốn đề cập đến lời giới thiệu này trong đoạn mở đầu của mình.

- Đoạn giữa: Giới thiệu bản thân và kinh nghiệm phù hợp nhất của bạn và nói về các bằng cấp và kỹ năng cụ thể khiến bạn trở thành ứng viên hoàn hảo, có thể đề cập đến những thành tích trước đây của bạn và sự sẵn sàng của bạn cho vai trò mới này. Nhà tuyển dụng có thể đã đọc sơ yếu lý lịch của bạn, vì vậy hãy tránh lặp lại các gạch đầu dòng. Thay vào đó, hãy bao gồm các chi tiết minh họa sâu sắc hơn những điểm nổi bật đó.

- Kết thúc đoạn văn: Mục tiêu chính của đoạn kết của bạn là cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian và sự cân nhắc của họ. Bạn cũng có tùy chọn thực hiện bất kỳ lời giải thích nào. Ví dụ: bạn có thể biện minh cho bất kỳ khoảng trống lớn nào trong lịch sử việc làm của mình. Bạn cũng có thể sử dụng không gian này để tổng hợp các tiêu chuẩn của mình cho vai trò và bày tỏ sự quan tâm đến việc tiếp tục đến giai đoạn tiếp theo trong quy trình tuyển dụng.

- Kết thúc và ký: Bạn có thể lựa chọn cách kết thúc sau họ và tên sau: trân trọng, cảm ơn bạn, cảm ơn bạn đã xem xét,...

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Mẫu giấy giới thiệu xin việc. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về Giấy giới thiệu xin việc. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến các giấy tờ pháp lý, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo