Mẫu giấy giới thiệu của doanh nghiệp (Cập nhật 2024)

Giấy giới thiệu doanh nghiệp là một trong các loại giấy tờ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số người thắc mắc cách viết một Giấy giới thiệu doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách viết Mẫu giới thiệu doanh nghiệp.

Mẫu Giấy Giới Thiệu Doanh Nghiệp

Mẫu giấy giới thiệu doanh nghiệp

1. Định nghĩa về Giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (công ty) phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên đại diện công ty, cán bộ công chức, viên chức đại diện cho tổ chức đơn vị hoặc các trường hợp khác liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được giới thiệu nhằm thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi nhận trong giới thiệu.

Như vậy, người được giới thiệu là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giới thiệu. Họ có quyền thay mặt làm việc, ký kết các văn bản liên quan đến các nội dung được giới thiệu nhân danh tổ chức hoặc đơn vị giới thiệu.

2. Vai trò, mục đích sử dụng của giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu có các vai trò chính như sau:

+ Gúp tránh trường hợp giả mạo, mạo danh hoặc gây nhầm lẫn đối với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giới thiệu.

+ Giúp các bên làm việc với đúng người có thẩm quyền hoặc có chuyên môn xử lý vấn đề đang gặp phái;

+ Giúp bên được giới thiệu tin tưởng và qua đó nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong thời gian làm việc;

+ Giấy giới thiệu là một tài liệu pháp lý quan trọng để giải trình các vấn đề khác liên quan khi xảy ra các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn của các bên.

3. Nội dung cần có của mẫu Giấy giới thiệu doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về mẫu Giấy giới thiệu công ty, tuy nhiên khi lập Giấy giới thiệu doanh nghiệp

cần đảm bảo có các nội dung:

- Tên cơ quan, tổ chức có nhân sự đi công tác, thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị khác.

- Tên cơ quan, người ban hành theo đúng quy định và thẩm quyền.

- Họ tên, vị trí, nhiệm vụ của nhân sự được cử đi công tác.

- Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu theo kế hoạch.

- Nội dung chi tiết kế hoạch công tác, thực tập, làm việc…

- Thời gian có hiệu lực của giấy giới thiệu

4. Cách viết giấy giới thiệu doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Như đã phân tích ở trên, mẫu giới thiệu là tài liệu dưới dạng văn bản do công ty, tổ chức, đơn vị ban hành nên có thể được sử dụng dưới nhiều cách thức, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ chung nhất thì phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

+ Phần tên chủ thể: Tên tổ chức, Tên công ty, Tên đơn vị sự nghiệp (thể hiện bên trái), ngang bằng với nó bên phải là thông tin quốc hiệu " CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc.

Lưu ý:

-Phần tên tổ chức, công ty, đơn vị sẽ để ngang bằng với phần quốc hiệu hoặc thấp hơn (không được để cao hơn), phần số hiệu sẽ ngang bằng với phần tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"

- Tên cơ quan tổ chức nhà nước thường được viết bên dưới đơn vị chủ quản:

+ Tên văn bản đặt là: GIẤY GIỚI THIỆU (viết in hoa, in đậm) hoặc có thể trình bày dưới dạng.

+ Phần kính gửi: Phải ghi rõ, ghi đúng tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được giới thiệu đến.

+ Phần thông tin của người được giới thiệu: Phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ nếu là cá nhân bên ngoài thì có thể thêm các thông tin định danh như số chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân....

+ Phần nội dung của giấy giới thiệu: Cần ghi rõ lý do và phạm vi làm việc cụ thể (càng chi tiết, dễ hiểu càng tốt). Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là: Thời điểm có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của giấy giới thiệu thường được viết tay.

+ Phần ký tên đóng dấu của người có thẩm quyền giới thiệu: Với các đơn vị nhà nước thường là thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan. Nếu là cấu phó thì có thể thêm từ Thừa lệnh (TL) hoặc thay mặt (TM) người có thẩm quyền ký đóng dấu.

+ Phần nơi gửi: ghi vắn tắt các cơ quan, và thông tin lưu trữ văn bản.

5. Mẫu giấy giới thiệu doanh nghiệp

             TÊN CƠ QUAN                                                                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                …………                                                                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

               Số: …/GT                                                                                                               -----

…….., ngày …. tháng …. năm ……

 

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi: ………………..……………… (1)

Giới thiệu ông, bà: …………………………

Chức vụ: ……………………………………

Được cử đến: ………………………………

Về việc: ……………………………………

……………………………………...………

Mong ………… giúp đỡ ông, bà ………….. hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy giới thiệu có giá trị hết ngày …/……/……

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

6. Hiệu lực của Giấy giới thiệu doanh nghiệp

Pháp luật không có quy định về hiệu lực của Giấy giới thiệu doanh nghiệp nhưng tùy thuộc vào tính chất của từng loại công việc mà thời hạn của Giấy giới thiệu được xác định khác nhau.

Cơ quan, tổ chức giới thiệu có thể ghi thời gian bắt đầu và kết thúc việc giới thiệu, thực hiện công việc và hiệu lực của Giấy giới thiệu sẽ nằm trong khoảng thời gian này.

Trong trường hợp chưa hoàn thành xong công việc giới thiệu nhưng thời hạn của Giấy giới thiệu đã hết thì chủ thể giới thiệu phải làm lại Giấy giới thiệu khác để người được giới thiệu tiếp tục thực hiện công việc.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Mẫu giấy giới thiệu doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về Giấy giới thiệu công ty. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến các giấy tờ pháp lý, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo