Mẫu giấy giới thiệu đề nghị khám giám định (Cập nhật 2024)

Giấy giới thiệu đề nghị giám định là một trong các loại giấy tờ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số người thắc mắc cách viết một Giấy giới thiệu đề nghị giám định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách viết Mẫu giới thiệu đề nghị giám định.Mẫu Giấy Giới Thiệu đề Nghị Giám định

Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định

1. Định nghĩa về Giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (công ty) phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên đại diện công ty, cán bộ công chức, viên chức đại diện cho tổ chức đơn vị hoặc các trường hợp khác liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được giới thiệu nhằm thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi nhận trong giới thiệu.

Như vậy, người được giới thiệu là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giới thiệu. Họ có quyền thay mặt làm việc, ký kết các văn bản liên quan đến các nội dung được giới thiệu nhân danh tổ chức hoặc đơn vị giới thiệu.

2. Vai trò, mục đích sử dụng của giấy giới thiệu

Giấy giới thiệu có các vai trò chính như sau:

+ Gúp tránh trường hợp giả mạo, mạo danh hoặc gây nhầm lẫn đối với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giới thiệu.

+ Giúp các bên làm việc với đúng người có thẩm quyền hoặc có chuyên môn xử lý vấn đề đang gặp phái;

+ Giúp bên được giới thiệu tin tưởng và qua đó nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong thời gian làm việc;

+ Giấy giới thiệu là một tài liệu pháp lý quan trọng để giải trình các vấn đề khác liên quan khi xảy ra các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn của các bên.

3. Quy định về giấy giới thiệu đề nghị giám định

Căn cứ điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về giấy giới thiệu khám giám định lần đầu như sau:

"Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu

  1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
  2. a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

...

  1. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:
  2. a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;

...

  1. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:
  2. a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;"

Như vậy, giấy giới thiệu khám giám định lần đầu được quy định đối với hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động, hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp và hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động được quy định đều có giấy giới thiệu khám giám định lần đầu.

4. Cách viết giấy giới thiệu đề nghị giám định

- Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định

- Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định

- Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động

- Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc

- Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.

- Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng BHXH một lần/hưởng chế độ thai sản

- Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị

- Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.

5. Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định

CƠ QUAN CHỦ QUẢN                                                                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ                                                                                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------                                                                                                                     ---------------

Số: ………../GGT

…….1……, ngày ….. tháng ….. năm…..

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa……… 2……..

…………….3………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:

Ông/ Bà:……………………………… Sinh ngày…. tháng... năm………...

Chỗ ở hiện tại:.....................................................................................................

Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:……….............……

Nơi cấp:

Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………4...........................................

Nghề/công việc…………………………………..……5........................................

Điện thoại liên hệ:..............................................................................................

Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của...................................................................

Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa.............................................................

để giám định mức suy giảm khả năng lao động:

Đề nghị giám định: ……………………………….6...............................................

Loại hình giám định: ……………………………..7..............................................

Nội dung giám định: ……………………………..8..............................................

Đang hưởng chế độ: …………………………….9..............................................

Trân trọng cảm ơn.

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

6. Hiệu lực của Giấy giới thiệu đề nghị giám định

Pháp luật không có quy định về hiệu lực của Giấy giới thiệu đề nghị giám định nhưng tùy thuộc vào tính chất của từng loại công việc mà thời hạn của Giấy giới thiệu được xác định khác nhau.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức giới thiệu có thể ghi thời gian bắt đầu và kết thúc việc giới thiệu, thực hiện công việc và hiệu lực của Giấy giới thiệu sẽ nằm trong khoảng thời gian này.

Trong trường hợp chưa hoàn thành xong công việc giới thiệu nhưng thời hạn của Giấy giới thiệu đã hết thì chủ thể giới thiệu phải làm lại Giấy giới thiệu khác để người được giới thiệu tiếp tục thực hiện công việc.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về Giấy giới thiệu đề nghị giám định. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến các giấy tờ pháp lý, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo