Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình mới nhất 2024

Trong một số giao dịch dân sự các bên tham gia giao dịch thường thỏa thuận đưa ra nội dung bản cam kết để tránh những tranh chấp phát sinh cũng như những rủi ro khách quan không lường trước. Nội dung cam kết nhằm ràng buộc người viết cam kết, yêu cầu họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình

Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình

1. Cam kết là gì?

Cam kết hay cam đoan đều được hiểu trong ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ đúng theo nội dung các bên đã thỏa thuận. Quyền của bên này được đảm bảo bằng nghĩa vụ của bên kia, nên các bên cần đảm bảo thực hiện đúng theo cam kết. Cam kết là chịu theo những điều kiện giao ước, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Qua đó giúp các bên tìm được hiệu quả hợp tác hay các lợi ích theo quy định pháp luật.

Cam kết được dùng phổ biến trong đời sống, gắn với nhiều nhu cầu. Gắn với các công việc khi hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về một vấn đề nào đó. Bởi trong cuộc sống hiện đại gắn với các nhu cầu trao đổi, giao dịch. Các bên trao cho nhau những quyền lợi mới để đa dạng các hoạt động tổ chức trong nền kinh tế. Cũng như tiếp cận các quyền và lợi ích theo quy định pháp luật. Từ đó có thể tin tưởng và thực hiện cam kết trong hoạt động quản lý nhà nước.

Giá tri pháp lý khi thực hiện cam kết bằng văn bản:

– Giấy cam kết là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa các bên ký cam kết. Giúp ràng buộc các bên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện theo nội dung đã cam kết. Cũng như có trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu nếu một bên không đảm bảo tuân thủ giao dịch ban đầu. Trong trường hợp nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Cam kết có giá trị hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của hai bên cam kết. Và đã được công chứng hay chứng thực trước cơ quan pháp luật. Để đảm bảo nội dung cam kết được không trái với các quy định pháp luật. Xây dựng hành lang pháp lý ràng buộc các bên trong quyền và nghĩa vụ như nội dung cam kết.

2. Nội dung bản cam kết gồm những gì?

Khi soạn thảo các mẫu bản cam kết chúng ta cần chú ý như sau:

– Người cam kết cần phải viết đầy đủ về thông tin như họ tên, mã số thuế, số chứng minh thư, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, địa chỉ email và số điện thoại có thể liên hệ khi cần. Tất cả các nội dung liên quan đến thông tin cá nhân của người làm bản cam kết đều phải thật chính xác, cụ thể và rõ ràng nhất có thể.

Tránh những trường hợp người đọc nội dung bản cam kết sẽ không thể biết được người làm mẫu bản cam kết này đó là ai trong trường hợp các thông tin trên khi không được kê khai một cách đầy đủ và chính xác nhất.

– Nội dung của giấy cam kết: Tuỳ thuộc vào việc người cam kết thực hiện Bản cam kết để làm gì, nội dung cam kết thuộc lĩnh vực khác nào.

Vậy nên trong quá trình soạn thảo giấy cam kết phải linh hoạt dựa vào những nội dung cụ thể cần có để viết mẫu bản cam kết sao cho phù hợp và nó đúng chuẩn nhất. Các nội dung ở trong mẫu bản cam kết đều cần được trình bày rõ ràng và đánh theo số thứ tự từ một, hai, ba… để giúp cho việc đọc trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó thì các nội dung trong mẫu bản cam kết đều cần phải được trình bày một cách gọn gàng, ngắn gọn, xúc tích và phải mang tính chính xác cao.

Ví dụ: ở trong mẫu bản cam kết người lao động cam kết thực hiện nội quy lao động thì những người viết giấy cam kết cần phải ghi đầy đủ lại cam kết của mình như: sẽ hoàn thành xuất sắc các công việc mà được cấp trên giao phó, chấp hành theo mọi quy định làm việc của các công ty đó, có thời gian để làm việc ở tại đơn vị ít nhất là 02 năm

– Trong các bản cam kết chịu trách nhiệm cần phải ghi rõ việc nếu như vi phạm bất cứ một trong những điều khoản nào thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

– Chữ ký của người thực hiện bản cam kết.

3. Phá dỡ công trình xây dựng là gì?

- Căn cứ vào Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014) thì công trình xây dựng được hiểu là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước.

- Phá dỡ công trình xây dựng là việc thi công phá dỡ toàn bộ hoặc một phần các công trình xây dựng đã cũ bị xuống cấp, gây mất an toàn hoặc mục đích sử dụng không còn phù hợp để giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng công trình mới.

Khi phá dỡ công trình xây dựng có thể áp dụng một trong các biện pháp thi công hoặc kết hợp cả hai biện pháp thi công với nhau sau:

+ Phá dỡ bán thủ công: Đây là biện pháp được áp dụng với những công trình sâu trong ngõ mà xe cơ giới không thể vào được, thường được kết hợp với các loại máy móc nhỏ.

+ Phá dỡ bằng máy móc: Biện pháp này thường được kết hợp với các thiết bị, máy móc chuyên dụng 100%, thường được áp dụng cho những công trình ngoài mặt đường, nơi mà xe cơ giới và máy móc phá dỡ có thể dễ dàng tiếp cận được.

Phá dỡ công trình xây dựng là gì

Phá dỡ công trình xây dựng là gì

4. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng

Trong quá trình thực hiện phá dỡ công trình xây dựng, mỗi bên có trách nhiệm trong vấn đề này đều có nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp với nhau thực hiện công tác phá dỡ công trình được nhanh gọn hơn. Các bên có trách nhiệm trong việc phá dỡ công trình xây dựng bao gồm:

- Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình:

+ Phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng theo trình tự pháp luật;

+ Thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực để tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để tiến hành các hoạt động này;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Nhà thầu được giao thực hiện phá dỡ công trình:

+ Lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt;

+ Thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có);

+ Thực hiện theo dõi, quan trắc công trình;

+ Bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra.

- Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ:

+ Phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nếu không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình xây dựng.

5. Mẫu giấy cam kết tự phá dỡ công trình:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—o0o—

GIẤY CAM KẾT TỰ PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH

KHI NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG 

Kính gửi:

– Ủy ban nh ân dân phường (xã, thị trấn):

 – Tôi tên:…… CMND số:……….

do:…….. cấp ngày……………. tháng……………. năm……

– Địa chỉ thường trú:……. đường:……….

Phường (xã, thị trấn):….. huyện (thị xã):…..

Xin cam kết tự phá dỡ và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ khi nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.

Lý do xin cam kết: để xin phép xây dựng công trình tạm:5…..

Tại địa chỉ:2……….. đường:…..

(Thuộc lô, thửa đất số:3…..

Tờ bản đồ số:4……….

………….., ngày …… tháng …… năm ……

Người làm đơn

(ký tên)

Xác nhận của UBND phường (xã, thị trấn):6

……, ngày …… tháng …… năm ……

UBND PHƯỜNG (XÃ, THỊ TRẤN)

CHỦ TỊCH

(ký tên – đóng dấu)

6. Thủ tục tự tháo dỡ công trình

Theo nghị định số 12.2009/NĐ-CP ngày 12.2.2009 Luật Xây dựng của chính phủ, quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14.12.1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thông tư số 3/2009/TT-BXD ngày 26.3.2009, Quy định thủ tục phá dỡ công trình như sau:

 Thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình quy định như sau:

–  Ủy ban nhân dân các cấp quyết định phá dỡ công trình để giải phóng mặt bằng theo quy hoạch xây dựng và các công trình phải cưỡng chế phá dỡ theo quy định của pháp luật.

– Chủ đầu tư dự án, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng công trình quyết định phá dỡ công trình được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/CP.

2. Phương án phá dỡ công trình:

– Việc phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án phá dỡ. Người quyết định phá dỡ công trình có trách nhiệm phê duyệt phương án phá dỡ.

– Người quyết định phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức lập phương án phá dỡ hoặc thuê tư vấn lập phương án phá dỡ công trình.

–  Phương án phá dỡ công trình phải thể hiện được các biện pháp, quy trình phá dỡ; các trang – thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ.

-Việc phá dỡ công trình phải do đơn vị có năng lực và kinh nghiệm thực hiện. Đơn vị phá dỡ công trình phải thực hiện theo phương án phá dỡ đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận. Trước khi phá dỡ, đơn vị phá dỡ phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã và các chủ công trình lân cận biết.

Theo nghị định số 12.2009/NĐ-CP ngày 12.2.2009 Luật Xây dựng của chính phủ, quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14.12.1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thông tư số 3/2009/TT-BXD ngày 26.3.2009, Quy định thủ tục phá dỡ công trình như sau:

– Trình tự thực hiện:

+ Chủ công trình chuẩn bị nội dung phương án phá dỡ theo quy định pháp luật

+ Nộp hồ sơ lên phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện

+ Nhận quyết định phê duyệt tại bộ phận tiếp nhận Ủy ban nhân dân quận – huyện.

– Cách thực hiện: Trực tiếp

–  Điều kiện để thủ tục hành chính được thực hiện:

+ Chỉ được thực hiện phá dỡ công trình khi được phép, được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Thực hiện theo biện pháp phá dỡ đã được duyệt, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường xung quanh.

– Thành phần hồ sơ:

+ Phương án phá dỡ công trình: biện pháp, trình tự phá dỡ, thiết bị máy móc, biện pháp đảm bảo an toàn lao động như che chắn, làm dàn dáo đảm bảo tính mạng, tài sản, an ninh, môi trường, tiến độ thi công, chi phí phá dỡ công trình.

+ Số lượng hồ sơ gồm 2 bộ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về giấy cam kết tự phá dỡ công trình. Nếu có những câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý nói chung, nói riêng, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo