Nỗ lực trong nông nghiệp đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý thông tin kỹ lưỡng. Việc xác nhận cây trồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và tính hợp pháp của sản phẩm. Sau đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới bạn Mẫu đơn xin xác nhận cây trồng chi tiết nhất theo quy định theo quy định hiện hành.

Mẫu đơn xin xác nhận cây trồng chi tiết nhất
1. Đơn xin xác nhận cây trồng là gì? Mục đích sử dụng đơn xin xác nhận cây trồng?
Mẫu đơn xin xác nhận cây trồng là một văn bản quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, được tổ chức hoặc cá nhân sở hữu giống cây trồng mới thực hiện. Đây là bước quan trọng để đưa giống cây trồng mới này đến Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xin xem xét và công nhận.
Mẫu đơn xin xác nhận cây trồng có vai trò quan trọng trong việc đề xuất công nhận giống cây trồng mới. Sau quá trình thử nghiệm và sản xuất thành công, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng mẫu đơn này để gửi đề nghị đến Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đơn xin xác nhận cây trồng là cơ sở để công nhận về giống cây trồng phù hợp với đặc điểm vùng sinh thái địa phương, góp phần phát triển giống cây trồng mới và tạo lợi nhuận kinh tế cho nông dân.
2. Mẫu đơn xin xác nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chi tiết nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ XÁC NHẬN
NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH
Căn cứ vào quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn về các loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống sau đây:
A. Phần dành cho người làm đơn |
|
Tên chủ nguồn giống (Đơn vị hoặc cá nhân) |
|
Địa chỉ (Kèm số ĐT/Fax/E-mail nếu có) |
|
Loài cây |
|
Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống xin công nhận |
Tỉnh:.......Huyện:..........Xã Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường Vĩ độ: Kinh độ: Độ cao trên mặt nước biển: |
Các thông tin chi tiết về nguồn giống xin công nhận: 1. Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng): 2. Tuổi trung bình hoặc năm trồng: 3. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính): 4. Sơ đồ bố trí cây trồng: 5. Diện tích: 6. Chiều cao trung bình (m): 7. Đường kính trung bình ở 1,3 m (m): 8. Đường kính tán cây trung bình (m): 9. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha): 10.Tình hình ra hoa, kết hạt: 11. Tóm tắt kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có). |
|
Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có): |
|
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận:
|
|
Ngày........tháng........năm 20... Chữ ký của người làm đơn (Con dấu của đơn vị nếu có) |
|
B. Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
Nhận đơn ngày...........tháng.........năm 20... |
|
Ngày thẩm định tại hiện trường nguồn giống: Ngày họp Hội đồng thẩm định: |
|
Ngày.........tháng.........năm 20..... Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Ký tên) |
3. Để công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT như sau:
"Điều 10. Tiêu chí công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
- Nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
- Nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận, gồm: Lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống trồng; vườn giống; vườn cây đầu dòng; cây trội lấy vật liệu giống sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng; cây đầu dòng để cung cấp hom, cành ghép, mắt ghép.
Không công nhận cây trội để lấy vật liệu giống xây dựng rừng giống, vườn giống; cây trội, cây đầu dòng để phục tráng giống."
Theo đó, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
4. Thành phần mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận
Căn cứ theo STT 19 Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT thì Giổi xanh có tên khoa học là Michelia mediocris Dandy thuộc Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính.
Căn cứ theo phần A Phụ lục IV Quy định về mã số giống, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT như sau:
"A. Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận
Mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận có 4 thành phần:
- Thành phần thứ nhất:
Gồm các chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt (Ví dụ: Bạch đàn là BĐ; Keo lá tràm là KLT…). Trường hợp là cây lai thì lấy chữ cái đầu của tên loài bằng tiếng Việt và chữ cái tiếp theo là L (Ví dụ: Keo lai là KL; Bạch đàn lai là BĐL).
- Thành phần thứ hai:
Gồm 2 chữ cái viết in hoa biểu thị chữ cái đầu của tên địa danh cấp xã, nơi đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công giống cây trồng lâm nghiệp.
- Thành phần thứ ba:
Gồm 2 chữ số cuối của năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
- Thành phần thứ tư:
Gồm 2 chữ số, là số thứ tự của giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận theo trình tự thời gian.
Ví dụ:
- Một giống Keo tai tượng đã được khảo nghiệm thành công tại xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì - Hà Nội), được Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá và công nhận đầu tiên vào năm 2021 sẽ có mã số như sau:
KTT.CL.21.01
- Một cá thể cây lai giữa Tràm cừ và Tràm lá dài được tạo ra do lai giống nhân tạo giữa hai loài này, được trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công lần đầu tại xã Cẩm Lĩnh (Ba Vì - Hà Nội) và được Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, công nhận vào năm 2021 và theo thứ tự công nhận là thứ 4 sẽ có mã số như sau:
TL.CL.21.04"
Theo đó, mã số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận khi có 4 thành phần nêu trên.
Mã số giống cây giổi xanh còn phụ thuộc vào tên địa danh cấp xã, nơi đã trồng khảo nghiệm hoặc trồng thử nghiệm thành công, năm công nhận giống cây trồng lâm nghiệp và số thứ tự của giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận theo trình tự thời gian nên anh có thể tham khảo quy định trên để có thể có mã số giống cây giổi xanh phù hợp.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu đơn xin xác nhận cây trồng chi tiết nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận