Mẫu đơn xin rút giấy phép kinh doanh quy định thế nào? (Cập nhật 2022)

Rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh nộp qua mạng như thế nào? Trước đây khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng nếu chọn sai mục hồ sơ đăng ký ban đầu hoặc vì lý do nào đó phải thay đổi thì không thể tiếp tục thao tác mà phải hủy hồ sơ đi và chọn lại từ đầu. Khi đó phía phòng ĐKKD sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi công văn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Vậy, Mẫu đơn xin rút giấy phép kinh doanh có dạng như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

10-1

Mẫu đơn xin rút giấy phép kinh doanh có dạng như thế nào? (Cập nhật 2022)

1. Các trường hợp cần rút hồ sơ (chuyển hồ sơ sang tình trạng “Bị từ chối”)

Trước khi tìm hiểu về Mẫu đơn xin rút giấy phép kinh doanh, ta cần biết các trường hợp cần rút hồ sơ.

Doanh nghiệp có thể đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cho phép rút hồ sơ (còn gọi là chuyển hồ sơ sang tình trạng “Bị từ chối”) trong một số trường hợp sau:

– Hồ sơ bị nộp nhầm loại hình đăng ký như: Nộp hồ sơ thay đổi thông tin về Tài khoản ngân hàng, hoặc Ngành nghề kinh doanh (thuộc loại đăng ký “Thông báo thay đổi”) thì đã bị chọn nhầm và nộp hồ sơ loại “Thay đổi nội dung ĐKDN” hoặc loại đăng ký khác). Nộp hồ sơ Giải thể trong khi chưa nộp Thông báo quyết định giải thể, v..v..

– Kê khai các thông tin không đăng ký thay đổi ( VD: có nhu cầu thay đổi tài khoản ngân hàng, nhưng lại nhập thông tin vào Khối dữ liệu “Ngành nghề kinh doanh” hoặc “Cổ đông sáng lập” và lưu lại dữ liệu).

– Có nguyện vọng xin rút hồ sơ vì các lý do nội bộ của doanh nghiệp.

Lưu ý: Doanh nghiệp thực hiện đề nghị rút hồ sơ bằng cách thao tác trên hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng đã nộp, không trực tiếp đến nộp đơn xin rút hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

2. Điều kiện để thao tác nộp đơn xin rút hồ sơ

Trước khi tìm hiểu về Mẫu đơn xin rút giấy phép kinh doanh, ta cần biết điều kiện để thao tác nộp Mẫu đơn xin rút giấy phép kinh doanh.

– Người sử dụng có thể nộp đơn xin rút hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử khi hồ sơ đó ở tình trạng “Chờ sửa đổi/bổ sung”.

– Hồ sơ ở trạng thái đã tiếp nhận (chưa có KQ)

3. Kết quả khi xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh

– Sau khi hồ sơ ra yêu cầu bổ sung đã được nộp trực tuyến, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét đơn xin rút hồ sơ để xử lý hồ sơ do doanh nghiệp nộp. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ từ chối hồ sơ và doanh nghiệp tiếp tục thực hiện đăng ký hồ sơ qua mạng điện tử. Hồ sơ sẽ được chuyển sang tình trạng “Bị từ chối”.

– Sau khi hồ sơ đã ở tình trạng “Bị từ chối”, doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng hồ sơ khác.

 

4. Thời gian thực hiện rút hồ sơ đăng ký kinh doanh là bao lâu?

Thời gian rút hồ sơ thông thường là 3 ngày. Tại một số địa phương chuyên viên thụ lý “tốt tính” thì thời gian có thể nhanh hơn

Trên đây là Mẫu đơn xin rút giấy phép kinh doanh và những quy định liên quan. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho quý vị! Nếu cần giúp đỡ gì hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ nhiệt tình quý vị nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo