Mẫu đơn xin nhận lại tài sản và hướng dẫn cách viết [2023]

Để tạo điều kiện cho quý khách hàng thực hiện thủ tục ở mọi lĩnh vực, trong bài viết bên dưới, Luật ACC cung cấp mẫu đơn xin nhận lại tài sản cập nhật mới nhất.

Với đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm và lành nghề cùng thời gian thực hiện đảm bảo, Luật ACC luôn đem đến các dịch vụ pháp lý trọn gói, giá rẻ một cách tận tâm cho quý khách. Trong đó có các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, soạn thảo hồ sơ, cung cấp các mẫu giấy tờ trong đó có mẫu đơn xin nhận lại tài sản. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

image

Tài sản được trả lại nếu đó là chủ sở hữu hợp pháp

1. Quy định về nhận lại tài sản

Căn cứ Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền tài sản như sau: ‘’Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.’’

Về các trường hợp mua bán quyền tài sản được quy định tại Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
  • Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
  • Quyền tài sản gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Một cá nhân từ bỏ quyền trong trường hợp họ chấp nhận bỏ cả ba quyền được nêu ở trên. Còn các trường hợp khác, đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà có mong muốn, ý chí và khi tìm lại được thì chủ sở hữu tài sản được phép nhận lại tài sản bằng đơn xin nhận lại tài sản

2. Mẫu đơn xin nhận lại tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…….., ngày….. tháng….. năm……….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬN LẠI TÀI SẢN BỊ MẤT CẮP

(V/v: Xin được nhận lại tài sản bị mất do hành vi trộm cắp)

– Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Kính gửi: – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố ………

– Ông/Bà:……………………………….- Chức vụ:……………………..

Tên công ty:…………………………………………..

Giấy chứng nhận doanh nghiệp số:…………… do Sở Kế hoạch và đầu tư…………………. Cấp ngày….. tháng….. năm……….

Mã số thuế:…………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………………

Số điện thoại liên hệ:……………………………. Fax:…………………..

Người đại diện theo pháp luật:………….. Chức vụ:…… đại diện theo Điều lệ công ty số/năm……….

Chứng minh nhân dân số:……….. do………. cấp ngày….. tháng….. năm……….

Nơi cư trú:…………………

Điện thoại liên hệ:……………………

Người đại diện theo ủy quyền:………….. Chức vụ:………… đại diện theo Văn bản ủy quyền số:……………

Chứng minh nhân dân số:……….. do……cấp ngày….. tháng….. năm……….

Nơi cư trú:……………………………

Nơi cư trú:……………………………

Điện thoại liên hệ:…………………

Thay mặt công ty, tôi – ………………… xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:

……………………………………………

……………………………………………

Căn cứ Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“Điều 106.Xử lý vật chứng

1.Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2.Vật chứng được xử lý như sau:

a)Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b)Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c)Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3.Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a)Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b)Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

…”

Theo đó, tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét và tiến hành thủ tục trả lại tài sản của công ty tôi đã bị mất cắp vào ngày….. tháng….. năm……. theo quy định của pháp luật. Cụ thể, những tài sản đó là:

……………………………………………

Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

          Đại diện theo…………….

(ký, đóng dấu)

3. Câu hỏi thường gặp

Định nghĩa mẫu đơn xin lấy lại tài sản bị công an tạm giữ là gì?

Mẫu đơn xin lấy lại tài sản bị công an tạm giữ là mẫu đơn được lập ra để xin được lấy lại tài sản bị công an tạm giữ. Mẫu đơn nêu rõ thông tin tài sản, thông tin người làm đơn...

 Mẫu đơn xin lại tài sản để làm gì?

Mẫu đơn xin lại tài sản thệ hiện mong muốn của cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin tại tài sản đã bị tạm giữ để tiếp tục sử dụng hợp pháp

Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý?

Việc xử lý vật chứng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong một số giai đoạn xác định. Cụ thể:

-Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định khi nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;

Phương thức xử lý vật chứng như thế nào?

Vật chứng được xử lý như sau:

-Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

-Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

-Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn, là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến thủ tục, giấy tờ, mẫu văn bản thông dụng thực tế trên hiện nay. Với mẫu đơn xin nhận lại tài sản trọn gói, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn trong mọi bước đi của mình. Vì thế, nếu có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua các thông tin được chúng tôi cung cấp bên dưới:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Văn phòng: (028) 777.00.888
  • Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (958 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo