Nếu bạn đang muốn chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội hàng tháng, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội cũng như mẫu đơn để yêu cầu chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Những trường hợp nào cần phải xin chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội
Những trường hợp cần phải chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội gồm:
Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng có yêu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng
Người bắt đầu hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng tại địa bàn khác.
Người chờ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng có yêu cầu chuyển hồ sơ chờ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng đến nơi cư trú tại địa bàn khác
2. Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CHUYỂN NƠI NHẬN TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀNG THÁNG
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố …..
Tên tôi là: ….sinh ngày … tháng …… năm …..
Số CMND ….. cấp ngày …… tháng …… năm ….. tại….
……; số điện thoại (nếu có): …
Theo hồ sơ hưởng BHXH, tôi còn có tên …….., sinh ngày ……/……/…..(1)
Hiện đang hưởng chế độ …… tại địa chỉ ……
Số hồ sơ ……
Số thẻ BHYT hiện đang sử dụng (nếu có): ……..
Tôi làm đơn này đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ………. giải quyết cho tôi được chuyển đến hưởng lương hưu/trợ cấp BHXH hàng tháng tại nơi cư trú mới theo địa chỉ (2):……
Tôi xin đăng ký nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại (3): …..
Tôi đề nghị được nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân của tôi như sau: Chủ tài khoản:……, số tài khoản:………, mở tại Ngân hàng …….., chi nhánh…..(4) ./.
, ngày …… tháng ….. năm …..
Xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú mới (4)
(Ký, đóng dấu)
………, ngày ……. tháng ….. năm ……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại
Phần thông tin của người làm đơn:
Họ tên: ghi bằng chữ in hoa, có dấu
Mục ngày sinh, chứng minh thư, số điện thoại: Khai báo rõ, chính xác
(1) Trường hợp giữa hồ sơ hưởng BHXH và CMND không thống nhất về họ tên, tên đệm, ngày, tháng, năm sinh thì khai bổ sung nội dung này, nếu thống nhất thì gạch chéo;
(2) Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố;
(3) Nơi KCB ban đầu do cá nhân lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (Trạm y tế xã, hoặc Bệnh viện đa khoa huyện/tương đương, hoặc các cơ sở KCB khác theo phân cấp của ngành Y tế); nếu thuộc đối tượng người có công với cách mạng thì ghi rõ thuộc đối tượng người có công với cách mạng sau tên cơ sở khám chữa bệnh đã đăng ký.
(4) Trường hợp có yêu cầu nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin vào nội dung này, nếu không thì gạch chéo.
(5) Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú mới xác nhận. Trường hợp có bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú tại nơi cư trú mới đính kèm thì không cần xác nhận của chính quyền địa phương.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội hàng tháng
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nơi nhận bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Cơ quan xã hội hoặc có thể nộp qua đường bưu điện, hoặc online thông qua cổng thông tin dịch vụ công.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trách nhiệm của BHXH tỉnh/huyện
– BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đi:
+ Đối với người bắt đầu hưởng trợ cấp BHXH ở địa bàn khác khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.
+ Đối với người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng;
– BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đến:
+ Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan BHXH nhắn tin đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
5. Những câu hỏi thường gặp.
Đơn đề nghị thay đổi thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế là gì?
Hiện nay, bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có hai loại hình là bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn bảo hiểm y tế là loại hình bắt buộc tham gia.
Đơn đề nghị thay đổi thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, trong bảo hiểm xã hội được dùng với tên gọi là tờ khai điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tờ khai này do người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế viết, đề nghị cơ quan, tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thay đổi thông tin trong bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Và tờ khai này cũng được dùng để kê khai thông tin trong trường hợp người tham gia không tìm thấy mã số bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.
Mục đích của tờ khai điều chỉnh thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế?
Tờ khai điều chỉnh thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được dùng để khai thông tin của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đề nghị điều chỉnh các thông tin như thông tin cá nhân: tên, tuổi, địa chỉ,… phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu,…
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội( Tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2018)
Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội?
Trong Hệ thống bảo hiểm xã hội có các ý nghĩa về bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật với phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi Bảo hiểm xã hội. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc đó là, nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách bảo hiểm y tế và các chế độ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội như chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật
Nội dung bài viết:
Bình luận