Mẫu đơn từ chối nhận con theo quy định mới nhất 2023

Đơn từ chối nhận con là gì? Quy định pháp luật hiện hành về đơn từ chối nhận con như thế nào? Cha mẹ có được từ chối nhận con không? Ngay trong bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn từ chối nhận con chính xác nhất và hướng dẫn chi tiết cách viết Mẫu đơn từ chối nhận con theo quy định mới nhất 2023. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của ACC nhé!

Gianh Quyen Nuoi Con Khi Khong Dang Ky Ket Hon Nhu The Nao 1

Mẫu đơn từ chối nhận con theo quy định

1. Mẫu đơn từ chối nhận con là gì ?

        Trước hết để hiểu mẫu đơn từ chối nhận con là gì, chúng ta cần hiểu được từ chối nhận con là gì?

         Từ chối nhận con là trong quan hệ hôn nhân khi có chứng cứ chứng minh con được vợ mình sinh ra không phải là con ruột của mình nên từ chối nhận đứa trẻ này.

          Mẫu đơn từ chối nhận con là hình thức văn bản được quy định để giải quyết các trường hợp sử dụng đơn này để thể hiện ý muốn từ chối nhận con.

2. Tại sao nên sử dụng mẫu đơn từ chối nhận con của Công ty Luật ACC ?

        Nhiều khách hàng trong thời gian qua đã tin tưởng sử dụng mẫu đơn từ chối nhận con của Luật ACC bởi một số lý do sau:

  • Mẫu đơn gồm đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật
  • Mẫu đơn được soạn chi tiết, đầy đủ
  • Khi sử dụng đơn mà có vướng mắc gì sẽ được hướng dẫn chi tiết, giải đáp kịp thời để đơn được viết đúng và chính xác.
  1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết việc từ chối nhận con    

         Thứ nhất, Điều 88  Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc xác định cha, mẹ:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

  1. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

            Bên cạnh đó, mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định “Khi có người yêu cầu Tòa án xác định người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định ADN. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định ADN.

          Có thể nói, để giảm thời gian và chi phí đi lại thì bạn cần nộp đơn từ chối nhận con đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, thẩm quyền giải quyết việc từ chối nhận con là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn thường trú. Và bạn cần cung cấp các bằng chứng cho Tòa án để chứng minh được đứa trẻ có phải con của bạn hay không.

3. Thủ tục từ chối nhận con

Trước hết là đối tượng có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

Theo điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con:

1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

  1. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
  2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
  3. a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;
  4. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  5. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  6. d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Sau khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu từ chối nhận con, nếu có đủ căn cứ chứng minh thì Tòa án sẽ công nhận. Và khi chuẩn bị hồ sơ cần có một số giấy tờ sau:

  • Đơn từ chối nhận con
  • Bản chính một trong các giấy tờ như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. 
  • Tờ khai không nhận cha con theo mẫu quy định
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con; giấy tờ chứng minh đứa bé không phải là con mình, trong đó có quyết định của Tòa án.

4. Các thắc mắc về mẫu đơn từ chối nhận con.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như thế nào?

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là gì?

  • Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là mẫu đơn do cá nhân ( đương sự trong vụ án ly hôn) lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Tòa án nhân dân) để được giải quyết về việc muốn từ bỏ quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trong đơn xin từ bỏ quyền nuôi con phải nêu được những nội dung về thông tin của người làm đơn, thông tin về con và lý do tại sao lại từ bỏ quyền nuôi con,

Mục đích của đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là gì?

  • Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con là văn bản chứa đựng những nội dung về thông tin của người làm đơn, thông tin về con và lý do tại sao lại từ bỏ quyền nuôi con,…Hơn thế, đơn xin từ bỏ quyền nuôi con còn là cơ sở để cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Tòa án nhân dân) xem xét và giải quyết vấn đề của người làm đơn là muốn từ bỏ quyền nuôi con.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con không được làm những việc sau?

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

5. Hướng dẫn viết đơn từ chối nhận con của Công ty Luật ACC

          Mẫu đơn từ chối nhận con thường gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn
  • Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc từ chối nhận con
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu
  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết từ chối nhận con
  • Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
    Thứ nhất, về tên đơn: Các bạn có thể đặt tên đơn theo nguyện vọng, mong muốn. Ví dụ: “Đơn yêu cầu từ chối nhận con”, “Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con”,...
    Thứ hai, cơ quan nhận đơn: Người viết đơn cần ghi rõ tên cơ quan nhận đơn như Tòa Án nhân dân huyện A, Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng… Trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết
    Thứ ba, nội dung đơn: thể hiện việc từ chối nhận con và chứng minh đứa con không phải con của mình.

Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về mẫu đơn từ chối nhận con. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về mẫu đơn từ chối nhận con hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

✅ Mẫu đơn: ⭕ Từ chối nhận con
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (954 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo