Thuật ngữ “đặt cọc” được xuất hiện với góc độ là một ngữ cảnh, thời đó khi dùng tiền trong lưu thông dân sự, nhân dân ta thường xâu những đồng tiền lại với nhau thành từng cọc. Khi đặt trước một khoản tiền để làm tin với nhau, họ thường đặt trước một cọc, hai cọc… tùy vào giá trị của từng giao dịch dân sự. Dần dần, sự phát triển của giao lưu dân sự ‘ làm cho biện pháp này không chỉ là việc đặt tiền.
Người ta còn dùng các loại tài sản khác đặt trước để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong các trường hợp khác nhau, người đặt cọc muốn lấy lại sô tiền đặt cọc thì cần làm gì, mẫu đơn và thủ tục rút lại như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật. Dưới đây là bài viết chi tiết về Mẫu đơn rút tiền đặt cọc mới nhất, mời quý khách hàng tham khảo.
đơn xin rút tiền đặt cọc
1. Đặt cọc và hợp đồng đặt cọc
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu khái niệm “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, đối tượng của hợp đồng đặt cọc là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Mục đích của hợp đồng đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Vì vậy, khi giao kết không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc. Phạt cọc được thực hiện bằng chính tài sản đã đặt cọc khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ; bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì trả lại cọc và “phạt cọc” bằng một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Tất nhiên, ngoài quy định mang tính định hướng của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận khác về mức phạt cọc này.
Để thực hiện đặt cọc, các bên lập hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc bảo đảm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
2. Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc là gì?
Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc là mẫu đơn với các thông tin cần thiết và thông tin về hợp đồng đặt cọc để xin rút tiền đặt cọc
Mẫu đơn xin rút tiền đặt cọc là mẫu đơn được bên đặt cọc lập ra để xin được rút tiền đặt cọc
3. Mẫu đơn rút tiền đặt cọc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
ĐƠN XIN RÚT TIỀN ĐẶT CỌC
Kính gửi:…………
Tôi tên: ...........................................
Số CMND:……………Ngày cấp: …/…/… Tại:…………
Số điện thoại:……………
Địa chỉ:…………….
Vào ngày …/…/… tôi có chuyển số tiền ………….. VNĐ
(Bằng chữ:………………… ) cho quý công ty qua hình thức ….. (giao dịch trực tiếp tại: …. hoặc chuyển khoản vào STK: …………. ) để đặt cọc căn hộ: ………. thuộc dự án: …..
Tuy nhiên, vì lý do ….. (ví dụ sau khi cân nhắc tài chính tôi thấy không đủ tài chính để tiếp tục thực hiện giao dịch). Nay tôi làm đơn này xin rút lại số tiền ….. VNĐ (Bằng chữ. ….. ) mà tôi đã cọc vào căn ….. của quý công ty.
Thông tin TK chuyển tiền của tôi như sau:
– Chủ TK:………
– Số TK:………..
– Ngân hàng:……..
Kính mong quý công ty sớm giải quyết vấn đề này cho tôi,
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của quý Công ty.
……, ngày … tháng … năm 20…
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết đơn xin rút tiền đặt cọc
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin rút tiền đặt cọc đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn xin rút tiền đặt cọc là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Trên đây là bài viết Mẫu đơn rút tiền đặt cọc mới nhất. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận