Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành khi thực hiện thủ tục hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến quan hệ đất đai với mẫu được quy định tại các văn bản hướng dẫn.
Đối với các tranh chấp đất đai thì hòa giải là một yêu cầu bắt buộc và các bên cần phải tiến hành. Bởi vậy, việc tham khảo các mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai là vô cùng cần thiết. Trong bài viết bên dưới, để thuận tiện cho quý khách hàng có nhu cầu, ACC cập nhật mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành và hướng dẫn ghi đúng pháp luật.
1. Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….ngày…..tháng….. năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)...................................................................................................................
Họ và tên: ...................................................................................................................
Sinh năm:...................................................................................................................
CMND/CCCD số: ...................................................................................................................
Ngày cấp: ………………… nơi cấp:...................................................................................................................
Nơi ở hiện nay: ...................................................................................................................
Nơi đăng ký thường trú tại: ...................................................................................................................
Tôi viết đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà):...................................................................................................................
Tôi trình bày sự việc như sau:...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Đến nay, mặc dù hai bên đã thương lượng và tự hòa giải nhưng không thể giải quyết tranh chấp trên. Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ……, trú tại …………….. nhằm xác định người có quyền sử dụng đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp theo đúng quy định.
Tôi cam đoan với UBND những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật.
Kính mong UBND xem xét đơn đề nghị và sớm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.
Tôi chân thành cảm ơn !
Tài liệu có gửi kèm theo: |
- …………………………………………NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(ký, ghi rõ họ tên)
Chú ý:
- Người làm đơn phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân của mình và của người tranh chấp.
- Nội dung tranh chấp cần được nêu rõ, cụ thể, chính xác.
- Người làm đơn cần cam kết chịu trách nhiệm về nội dung của đơn.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
- Kính gửi: Ủy ban nhân dân + tên xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.
- Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).
- Nêu yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào loại tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).
- Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.
Tuy nhiên, tài liệu kèm theo không bắt buộc phải có vì nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
3. Những lưu ý khi thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ:
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:
- Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của các bên tranh chấp
- Các giấy tờ khác có liên quan đến tranh chấp
Các bên tranh chấp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để việc hòa giải được thuận lợi và nhanh chóng.
-
Tham gia hòa giải đầy đủ, nghiêm túc:
Tham gia hòa giải đầy đủ, nghiêm túc là trách nhiệm của các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp cần có mặt đầy đủ tại cuộc họp hòa giải để trình bày quan điểm, ý kiến của mình về tranh chấp. Việc tham gia hòa giải đầy đủ, nghiêm túc sẽ giúp cho việc hòa giải đạt được kết quả tốt nhất.
-
Tôn trọng ý kiến của các bên tranh chấp:
Hòa giải tranh chấp đất đai là một quá trình thương lượng, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Do đó, các bên cần tôn trọng ý kiến của nhau, lắng nghe và xem xét các đề xuất của nhau để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp nhất.
-
Ký biên bản hòa giải thành:
Trường hợp các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp thì cần ký biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như một bản án, quyết định của Tòa án.
-
Thực hiện nghiêm túc nội dung biên bản hòa giải thành:
Sau khi ký biên bản hòa giải thành, các bên tranh chấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nội dung của biên bản. Việc thực hiện nghiêm túc nội dung biên bản hòa giải thành sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của các bên tranh chấp.
Dưới đây là một số kinh nghiệm thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai hiệu quả:
-
Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai:
Trước khi tham gia hòa giải, các bên tranh chấp cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai để nắm được quyền và nghĩa vụ của mình. Việc tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật sẽ giúp cho các bên tranh chấp tham gia hòa giải một cách hiệu quả hơn.
-
Liên hệ với luật sư tư vấn:
Nếu các bên tranh chấp không tự giải quyết được tranh chấp thì có thể liên hệ với luật sư tư vấn để được hỗ trợ. Luật sư sẽ tư vấn cho các bên tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của mình, giúp các bên tranh chấp chuẩn bị hồ sơ hòa giải đầy đủ, tham gia hòa giải một cách hiệu quả và thực hiện nghiêm túc nội dung biên bản hòa giải thành.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu chuẩn của mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
Do đó, mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai sẽ do bên có yêu cầu hòa giải tiến hành soạn thảo theo thực trạng và nguyện vọng về việc hòa giải tranh chấp đất đai.
4.2 Quyền thay đổi ý kiến của mình?
Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản với nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành (căn cứ khoản 3 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
4.3 Khi nào cần làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai?
- Khi những tranh chấp đất đai xảy ra dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất bị xâm hại mà không thể tự hòa giải được, các cá nhân, hộ gia đình có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Theo đó, các bên có thể nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Sau đó, nếu vẫn chưa thể hòa giải được, hai bên có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
- Tuy nhiên, dù nộp đơn tại UBND cấp xã hay Tòa án thì đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai vẫn là một loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ.
4.4 Nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án Nhân dân cấp có thẩm quyền?
- Cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015; chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện và giấy tờ nhân thân có liên quan đến giải quyết yêu cầu khởi kiện.
- Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
Trên đây là mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai, hướng dẫn cách viết đơn và một số lưu ý cần nắm rõ khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn. Khi có nhu cầu, liên hệ với ACC qua hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận