Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch (Cập nhật 2024)

Trong hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch có yêu cầu về đơn đăng ký mã số mã vạch phải được dùng theo mẫu quy định. Vậy, mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch được quy định tại đâu và pháp luật quy định như thế nào về mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch? ACC xin giải đáp thông qua bài viết sau:

1. Định nghĩa thế nào là mã số mã vạch?

Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;

Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

2. Các mã số mã vạch thông dụng

Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều lọai, trong đó những mã vạch thông dụng bao gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128.

3. Cấu tạo của mã số mã vạch

Mã số mã vạch sản phẩm có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Phần mã số GS1: đây là một dãy chữ số nguyên thể hiện xuất xứ của sản phẩm cụ thể do tổ chức nào sản xuất, xuất xứ ở quốc gia nào.
  • Phần mã vạch GS1: đây là một dãy các vạch cách nhau bởi các khoảng trống song song đặt cạnh nhau, được thiết kế dựa trên nguyên tắc mã hoá nhất định thể hiện mã số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser để nhận và đọc được (thiết bị quét quang học)

4. Quy trình đăng ký mã số mã vạch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 3: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Bước 4: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Mã sỗ mã vạch nếu hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch hướng dẫn sử dụng Mã số mã vạch.

>>>Tham khảo chi tiết về: Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm chi tiết và mới nhất

6. Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch

Ở bước đầu tiên khi chuẩn bị hồ sơ, pháp luật quy định định phải sử dụng mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch đúng với mẫu đơn do pháp luật quy định. Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch hay tờ khai đăng ký mã số mã vạch được đính kèm tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Quý khách hàng khi lập hồ sơ phải sử dụng đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Nếu doanh nghiệp khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch dùng mẫu khác thì cơ quan có thẩm sẽ từ chối không không nhận đơn, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch được coi là không hợp lệ.

Trên thực tế, việc tìm kiếm mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bởi mẫu đơn đơn đăng ký mã số mã vạch phải sử dụng đúng với mẫu đã quy định và đặc biệt không có một sai sót nào kể cả nhỏ nhất. Dưới đây là mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch chuẩn mà ACC cung cấp cho các bạn:

mau-don-dang-ky-ma-so-ma-vach

Mẫu đơn đăng ký mã vạch sản phẩm

7. Hướng dẫn điền mẫu đăng ký mã số mã vạch chi tiết

Sử dụng đúng mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch thôi là chưa đủ, quý khách hàng phải điền các thông tin chính xác. Dưới đây ACC sẽ lưu ý một số điều khi các bạn điền thông tin vào mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch:

Thứ nhất, mục phân ngành: ghi theo mã phân ngành của GS1, cụ thể:

  • Ngành săn bắn, nông nghiệp, lâm nghiệp: A;
  • Ngành đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản: B;
  • Ngành hầm mỏ và khai thác đá: C;
  • Ngành sản xuất: D;
  • Ngành điện, ga, cung ứng hơi nước và nước nóng: E;
  • Ngành xây dựng: F;
  • Ngành bán buôn và bán lẻ: G;
  • Ngành nhà hàng, khách sạn: H;
  • Ngành môi giới tài chính: I;
  • Các hoạt động kinh doanh BĐS: J
  • Ngành giáo dục, đào tạo: K;
  • Ngành chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội: L;
  • Ngành vận chuyển và hậu cần: M;
  • Ngành quốc phòng: N;
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: O;
  • Ngành bao gói: P;
  • Ngành ô tô: Q;
  • Các ngành còn lại: R.

Thứ hai, ở mục tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ: doanh nghiệp phải dự kiến số loại sản phẩm với  3 mức lựa chọn: dưới 100 loại sản phẩm, dưới 1.000 loại sản phẩm và dưới 10.000 loại sản phẩm.

Thứ ba, ở mục đăng ký loại mã: Dựa vào tổng chủng loại sản phẩm để đăng ký loại mã cho phù hợp: Mã 8 số (dùng cho nhu cầu sử dụng dưới 100 sản phẩm), mã 9 số (dùng cho nhu cầu sử dụng dưới 100 sản phẩm),  hoặc mã 10 số (dùng cho nhu cầu sử dụng dưới 100 sản phẩm),

Thứ tư, ở mục lãnh đạo: cột người đại diện sẽ ghi thông tin của giám đốc, chủ cơ sở; cột người liên lạc sẽ ghi thông tin của cán bộ doanh nghiệp sẽ quản lý mã số mã vạch của đơn vị.

Trên đây là mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch chuẩn do ACC cung cấp cho quý khách hàng và hướng dẫn sơ bộ cách điền thông tin vào mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ của ACC chúng tôi.

8. Tại sao nên chọn dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch của ACC?

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, quý khách hàng không phải lo lắng về việc chọn mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch đã đúng chuẩn hay chưa, hồ sơ đã hợp lệ chưa, quy trình thủ tục nộp như thế nào? Tất cả đã có ACC lo! Cam kết dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý.

Dịch vụ đăng ký mã vạch của ACC group bao gồm các công việc như

  • Tư vấn lựa chọn loại và số lượng mã số mã vạch phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và với chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm tối ưu nhất.
  • Tùy thuộc vào đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp, công ty sẽ tư vấn lựa chọn film master mã số mã vạch phù hợp.
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số mã vạch và tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc khác có liên quan.
  • Trực tiếp nộp hồ sơ, theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và nhận kết quả.
  • Tư vấn cách sử dụng film master trong in ấn.

ACC với nhiều năm kinh nghiệm và sự am hiểu pháp luật về mã số mã vạch, chúng tôi sẽ giúp cho doanh nghiệp soạn thảo đơn đăng ký nhanh, được cơ quan nhà nước chấp nhận.

9. Những câu hỏi thường gặp 

Câu 1: Số lượng tối đa sản phẩm trong mã số mã vạch tính như thế nào?

Hiện nay có 03 gói đăng ký mã vạch và áp dụng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đăng ký

Mã vạch 10 số: áp dụng cho dưới 100 sản phẩm

Mã vạch 9 số: áp dụng cho dưới 1.000 sản phẩm

Mã vạch 8 số: áp dụng cho dưới 10.000 sản phẩm

Câu 2: Nếu việc sử dụng mã số mã vạch để quản lý hàng hóa nội bộ thì có cần phải đăng ký hay không?

Nếu mã số chỉ sử dụng trong quản lý nội bộ lưu chuyển hàng hóa thì Doanh nghiệp không cần phải đăng ký

Câu 3: Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch?

Trong trường hợp cấp mới: không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Trong trường hợp cấp lại: theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đã được cấp.

Câu 4: Cá nhân đăng ký sử dụng mã số mã vạch được không?

Không được, phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp thì mới được đăng ký sử dụng mã vạch.

10. Dịch vụ pháp lý của ACC

Qua bài viết, ACC đã cung cấp cho các bạn mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch và hướng dẫn viết mẫu đăng ký mã số mã vạch. Nếu có bất kỳ thắc nào khác liên quan đến mã số mã vạch nói chung và mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch nói riêng, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch của ACC, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

 

✅ Dịch vụ:

⭕ Đăng ký mã vạch sản phẩm

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết:

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (621 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo