Mậu dịch là gì?
1. Mậu Dịch Là Gì?
Mậu dịch là hàng hóa được kinh doanh do Nhà nước trực tiếp quản lý. Hàng hóa này được vận chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Hàng hóa mậu dịch nhập khẩu được xem là những loại hàng hóa có hợp đồng, có văn bản ký kết đàng hoàng. Số lượng mậu dịch hàng hóa trong 1 năm không giới hạn và còn được là loại hàng hóa có hạn ngạch.
Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, người mua hoặc người bán cần cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục cũng như nộp đầy đủ thuế xuất khẩu kèm theo thuế giá trị gia tăng.
2. Hàng phi mậu dịch là gì?
Hàng hóa phi mậu dịch bao gồm các loại hàng mẫu, hàng cá nhân, hàng quảng cáo, hàng biếu tặng, hàng viện trợ. Do đó hàng hóa mậu dịch có thể được hiểu là các loại hàng hóa không được phép kinh doanh, không phải thanh toán.
Những mặt hàng này sẽ không cần phải xuất trình hay thực hiện các hợp đồng bởi lẽ các mặt hàng này vốn không phải nhập khẩu vì mục đích mua bán. Cụ thể các loại hàng hóa phi mậu dịch ở nước ta sẽ là:
- Những hàng hóa thuộc quyền sở hữu của các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.
- Những món quà, đồ biếu tặng được gửi từ các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài dành tặng cho các tổ chức, các viện trợ nhân đạo Việt Nam và ngược lại.
- Những mặt hàng được xuất nhập khẩu với mục đích nhân đạo, tài trợ.
- Các loại hàng hóa được nhà nước cho phép miễn thuế thuộc quyền sở hữu cá nhân, những hàng mẫu không thanh toán.
- Dụng cụ sử dụng cho công việc, phương tiện giao thông đi lại của những người xuất nhập cảnh.
- Hành lý của những người xuất nhập cảnh theo hình thức vận chuyển đơn.
3. Phân biệt hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch
Giống nhau
Hai loại hàng hóa này có hai điểm chung nổi bật đó là:
- Thứ nhất, cả hai loại hàng hóa phi mậu dịch và hàng hóa mậu dịch đều phải trả phí giá trị gia tăng cho nhà nước và các khoản phí quốc tế có kèm theo theo quy định.
- Thứ hai là cả hai loại hàng này đều phải kèm theo hóa đơn để các cơ quan tổ chức có thể kiểm soát được giá trị và kiểm định tính chính xác. Tránh những trường hợp vận chuyển phi pháp giả danh làm các hàng hóa mậu dịch hay phi mậu dịch.
Khác nhau
Vậy còn điểm khác nhau giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch là gì? Dựa vào các thông tin và chúng tôi cung cấp ở trên có lẽ bạn cũng có thể biết được đặc điểm khác nhau cơ bản của hai hình thức này là gì phải không?
Đúng vậy, hai loại hàng hóa này cũng có hai điểm khác biệt cơ bản về thời gian và mục đích:
- Mục đích: Hàng mậu dịch được xuất nhập khẩu với mục đích mua bán, kinh doanh, phục vụ cho sản xuất, còn hàng hóa phi mậu dịch chỉ được phép xuất nhập khẩu với mục đích biếu tặng, viện trợ, không được phép trao đổi, mua bán vì mục đích thương mại.
- Thời gian: Thời gian thanh toán của hàng phi mậu dịch nhanh hơn, do đó thời gian nhận hàng của loại hàng hóa này cũng được rút ngắn hơn so với các hàng hóa mậu dịch.
4. Chính sách mậu dịch tự do là gì?
Chính sách mậu dịch tự do là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Trong đó các nước tham gia vào hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Chính phủ nước đó không phân biệt hàng hoá nước ngoài với hàng hoá nội địa trên thị trường nước mình. Do đó không thực hiện các biện pháp cản trở hàng hoá nước ngoài xâm nhập thị trường nước mình.
Chính sách này được thực hiện trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Do đó nó còn được tiếp cận là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Các quốc gia có nhu cầu giống nhau, mong muốn các giá trị tương đương thực hiện các các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Với chính sách mậu dịch tự do, thị trường các nước tiến hành hoạt động thương mại một cách đa dạng.
Ưu điểm chính sách mậu dịch tự do
Với ưu điểm là các quốc gia được trao đổi hàng hóa tự do mà không gặp các cản trở khác thị trường. Bao gồm loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Việc nhập khẩu và xuất khẩu giữa các nước như việc trao đổi hàng hóa cơ bản trên thị trường. Khi các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều thị trường hơn. Họ có cơ hội trong phát triển thị trường tiềm năng. Đa dạng hóa các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.
Với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Các quốc gia thực hiện cam kết trong xây dựng các điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. Hiệp định tạo ra các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế. Trong đó các nước thành viên thỏa thuận với nhau về việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng. Tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Đây là thị trường chung cho hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế mà không có rào cản.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mậu dịch là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận