Mẫu công văn thanh lý hợp đồng (cập nhật 2024)

Công văn thanh lý hợp đồng là văn bản được đơn vị, tập thể, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận việc đề nghị thanh lý hợp đồng giữa một số chủ thể nhất định trong những trường hợp mong muốn chấm dứt thực hiện hợp đồng. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Mẫu công văn thanh lý hợp đồng mời bạn tham khảo!

1e

Mẫu công văn thanh lý hợp đồng (cập nhật 2023)

1. Hướng dẫn soạn Công văn thanh lý hợp đồng

Khi có nhu cầu hợp tác, các bên sẽ cùng nhau ký kết Hợp đồng và đưa ra những quan điểm thỏa thuận. Nhưng khi thỏa thuận không thành dẫn đến những tranh chấp, mâu thuẫn, để chấm dứt hợp đồng, thông thường một Công văn đề nghị thanh lý hợp đồng sẽ được một bên soạn và gửi cho bên còn lại.

2. Lưu ý khi soạn Công văn thanh lý hợp đồng

  • Cần căn cứ vào các Thỏa thuận tại Hợp đồng đã ký kết trước đó;
  • Đưa ra lý do dẫn đến việc đề nghị thanh lý Hợp đồng;
  • Các trách nhiệm vi phạm, bồi thường đặt ra với bên còn lại;
  • Thời điểm chấm dứt Hợp đồng;
  • Các quy định sẽ áp dụng, các yêu cầu cần bên còn lại thực hiện khi chấm dứt Hợp đồn;
  • Kèm theo những giấy tờ, văn bản có liên quan.

3. Mẫu công văn đề nghị thanh lý hợp đồng

·         CÔNG TY………

·

·         PHÒNG/BAN…..

·         ———

·         Số:……/CV-…..

·         Về việc thanh lý hợp đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————————-

………, ngày… tháng….. năm………

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Kính gửi: Công ty………………..

(Địa chỉ:…………………………………..)

(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền, tùy thuộc vào chủ thể thực hiện thanh lý hợp đồng là chủ thể nào)

Ngày…. tháng…. năm……, Công ty chúng tôi có ký kết với Ông/Bà Hợp đồng dân sự số………. về việc …………. có hiệu lực từ ngày… tháng….. năm……

Tuy nhiên, vì những lý do sau:

……………………………………………

……………………………………………

Công ty chúng tôi quyết định tổ chức thanh lý Hợp đồng…………… với Quý công ty.

(Phần này bạn trình bày lý do dẫn tới việc thanh lý hợp đồng, ví dụ:

Theo quy định tại……….. Hợp đồng dân sự………….., Quý công ty có nghĩa vụ giao những hàng hóa sau:

STT Tên sản phẩm Chất lượng Số lượng Đơn giá Tổng Ghi chú
1.
2
3

Cho Công ty chúng tôi muộn nhất là vào ngày… tháng…. năm……

Nhưng, tới ngày…/…./….. Công ty chúng tôi không nhận được đúng số hàng trên. Ngay sau khi xác nhận việc này, Công ty chúng tôi đã liên lạc với Quý công ty để tìm biện pháp giải quyết.

Tuy nhiên, Quý công ty lại không có thiện chí trong việc khắc phục sai sót trên.

Ngày…/…./….., do thiệt hại xảy ra với Công ty chúng tôi đã chiếm….. % giá trị hợp đồng, Công ty chúng tôi quyết định thanh lý Hợp đồng……………. với Quý công ty)

Thiệt hại xảy ra bởi hành vi vi phạm của Quý công ty được xác định gồm:…………………

Và chúng tôi đề nghị giải quyết như sau:

……………………………………………

……………………………………………

Trân trọng thông báo để Quý công ty được biết và xin cảm ơn!

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu VT (……).

GIÁM ĐỐC/…

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

4. Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau

  • Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
  • Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;
  • Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể hoặc;
  • Khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1. Giá trị pháp lý của mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng?

Đề nghị thanh lý hợp đồng giúp các bên tiến hành đàm phán chấm dứt hợp đồng

Mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng là thông báo để cho một bên trong giao dịch hợp đồng biết về ý định chấm dứt hợp đồng của bên kia.

Hậu quả của việc làm đơn đề nghị thanh lý hợp đồng là sẽ dẫn đến hai bên thỏa thuận, thống nhất về việc chấm dứt hợp đồng, tránh việc kéo dài hợp đồng sẽ dẫn đến những rủi ro không cần thiết.

Sau khi soạn thảo thông báo đề nghị thanh lý hợp đồng, hai bên giao kết tiến hành đàm phán, thỏa thuận có nên chấm dứt hợp đồng hay không. Trường hợp hai bên quyết định chấm dứt hợp đồng sẽ tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng và tiến hành các thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng.

5.2. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận của hai bên đã được thể hiện trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng cụ thể như sau:

"Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định."

5.3. Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng?

Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Cụ thể, Điều 28 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định về thanh lý hợp đồng cụ thể như sau:

"Điều 28
Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:
1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;
2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;
3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;
4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này."Hiện tại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực. Tại Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực chỉ có các quy định về chấm dứt hợp đồng.

Dù trong các văn bản pháp luật dân sự, thương mại không ghi nhận nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng việc thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự.

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

5.4. Có bắt buộc lập biên bản thanh lý hợp đồng?

Cho tới thời điểm hiện tại không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trường hợp nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý.

6. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Mẫu công văn thanh lý hợp đồng của chúng tôi về cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Mẫu công văn thanh lý hợp đồng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo