Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng

 

Khi bạn muốn đề nghị một vấn đề nào đó cho cơ quan nhà nước thì bạn phải chuẩn bị công văn để yêu cầu. Vậy khi đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng có cần phải nộp công văn hay không? Công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ nhất qua bài viết dưới đây.

Mẫu Công Văn đề Nghị Thẩm Tra Lý Lịch đảng

1. Công văn đề nghị là gì?

Công văn đề nghị là Công văn của cơ quan, bộ phận cấp dưới gửi tới cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp nhằm đề nghị, yêu cầu cung cấp thông tin, giải quyết công việc có liên quan.

Quá trình kết nạp Đảng đòi hỏi một thời gian dài, trong đó hoạt động thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là hoạt động căn bản. Mở đầu cho quá trình này là công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng. Vậy Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là văn bản do chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng gửi tới cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra nhằm yêu cầu cơ quan này thẩm định và xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

2. Mẫu công văn đề nghị (mẫu chung)

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN

Số: ……/CV - ……

(V.v: Đề nghị ………...)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………..., ngày …… tháng …… năm ……

 

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ

(Về việc: ……………………………….)

Kính gửi (1): ……………………………………………………………………..

 

- Căn cứ Quyết định/Công văn/Hợp đồng số ………/……… ngày…tháng…năm… của (2) …………

- Căn cứ (3)……………………………………………………………………..

Để…(4)………………………….…………………........................................

Nay, (5)……………………………làm Công văn này kính đề nghị (6):......................................

Rất mong nhận được sự xem xét, quan tâm và giải quyết đề nghị trên của ……………………

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT; ….

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN

(Người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

(1) Cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp.

(2) Tên cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp

(3) Nêu các căn cứ để thực hiện Công văn đề nghị

(4) Nêu lý do làm Công văn đề nghị

(5) Tên đơn vị, phòng ban đề nghị

(6) Nêu các đề nghị theo từng trường hợp

3. Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng

ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CQ VÀ DN TỈNH

ĐẢNG ỦY

 TRƯỜNG …….

Số       -CV/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

….., ngày … tháng … năm 20…

    CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ THẨM TRA

Lý lịch của người xin vào Đảng

 Kính gửi: Đảng ủy …

Để có cơ sở xem xét, kết nạp vào Đảng đối với quần chúng …(1)…, sinh ngày …

Quê quán: …(2)…

Hiện là …(3)…, Trường …

Kính đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy ….. thẩm tra, ghi nhận xét về lý lịch của người xin vào Đảng vào mục “nhận xét của cấp ủy, tổ chức Đảng…” trong lý lịch của người xin vào Đảng (gửi kèm công văn) theo những nội dung sau:

– Về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của gia đình và thân nhân của quần chúng …, có hộ khẩu thường trú tại …

 – Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định ở địa phương về mối quan hệ trên của gia đình và thân nhân của quần chúng ……

– Nhận xét của Ban Thường vụ Đảng ủy …. về trường hợp trên có đủ tiêu chuẩn để kết nạp vào Đảng hay không.

Các đồng chí xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch và gửi lại theo địa chỉ: ….

Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí.

Xin chân thành cảm ơn!

  Nơi nhận:

     – Như kính gửi.

     – Lưu VPĐU.

T/M ĐẢNG ỦY
4. Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào cần dùng đến công văn?
Công văn là loại văn bản hành chính được dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Công văn đề nghị được sử dụng khi các cơ quan, bộ phận cấp dưới, gửi cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp hoặc cấp trên gửi cấp dưới để đề nghị, yêu cầu cơ quan, bộ phận đó cung cấp các thông tin, giải quyết Công văn có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Công văn đề nghị được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp còn được dùng để thể hiện những mong muốn cũng như nhu cầu của các cá nhân hay tập thể, hoặc đề nghị yêu cầu thực hiện những thoả thuận giữa các bên.

2. Yêu cầu chung khi soạn thảo công văn là gì?

  • Mỗi Công văn chứa một chủ đề duy nhất, rõ ràng.

- Câu chữ ngắn gọn, súc tích, bám sát vấn đề chính.

- Văn phong nghiêm túc, lịch sự, có tính thuyết phục cao.

- Tuân thủ đúng thể thức theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo các quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP, thể thức của Công văn phải có các thành phần chính bao gồm:

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ;

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành Công văn;

- Số, ký hiệu Công văn;

- Địa danh, thời gian ban hành Công văn;

- Tên loại, trích yếu nội dung Công văn;

- Nội dung Công văn;

- Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;

- Nơi nhận.

3. Phương pháp soạn thảo công văn đề nghị là gì?

- Mở đầu: Nêu mục đích của vấn đề đặt ra.

- Nội dung:

+ Nêu nội dung kiến nghị về vấn đề gì.

+ Đề nghị thời hạn trả lời (phúc đáp) với cơ quan, tổ chức nhận văn bản.

- Kết thúc: Mong quý cơ quan …; hoặc ông, bà …… sớm trả lời cho chúng tôi được biết.

4. Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng không?

Công ty Luật ACC là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, trong đó có dịch vụ tư vấn về Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng. Công ty Luật ACC cam kết thực hiện công việc mà khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp về “Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo