Sự gia tăng của các Đảng viên thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu quản lý hiệu quả đối với những cá nhân này. Điều lệ Đảng, các văn bản pháp luật là các căn cứ điều chỉnh cách ứng xử của Đảng viên trong các quan hệ xã hội. Việc kiểm tra Đảng viên là một trong các hoạt động quan trọng nhằm nắm bắt thái độ, tinh thần, trách nhiệm của Đảng viên trong quá trình sinh hoạt Đảng và được ghi nhận trong Biên bản làm việc với Đảng viên. Bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về Mẫu Biên Bản Làm Việc Với Đảng Viên Vi Phạm.
Mẫu Biên Bản Làm Việc Với Đảng Viên Vi Phạm
1. Đảng viên vi phạm là ai?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 thì đảng viên vi phạm là đảng viên không làm theo hoặc làm trái chủ trương, quy định của Đảng; pháp luật của Nhà nước; Điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mà đảng viên là thành viên.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
Thời hạn xử lý kỷ luật đảng viên theo điểm b khoản 2 Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 quy định như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
3. Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
Theo Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm ban hành kèm theo Quyết định 354-QĐ/UBKTTW ngày 22/12/2021 thì quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
3.1. Bước chuẩn bị trong quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
- Căn cứ kết luận kiểm tra của ủy ban kiểm tra hoặc hồ sơ đề nghị kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới và kết quả nắm tình hình, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, báo cáo (bằng văn bản) với thường trực ủy ban:
+ Việc xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm;
+ Kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật;
+ Dự kiến thành phần đoàn (tổ) xem xét, thi hành kỷ luật đối tượng vi phạm.
- Thường trực ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật.
- Đoàn kiểm tra xây dựng lịch làm việc; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn và chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ việc xem xét, thi hành kỷ luật.
3.2. Bước tiến hành trong quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
* Thành viên ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra làm việc với (đại diện tổ chức đảng quản lý đối tượng vi phạm (nếu có) và đối tượng vi phạm) để triển khai kết luận kiểm tra hoặc quyết định, kế hoạch xem xét, thi hành kỷ luật;
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
* Đoàn kiểm tra tiến hành nghiên cứu tài liệu, làm việc với đối tượng vi phạm về những nội dung cần bổ sung vào bản kiểm điểm hoặc thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ. Xây dựng dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật .
Trong quá trình thẩm tra, xác minh, căn cứ vào tình hình cụ thể, đoàn kiểm tra có thể gặp và làm việc tiếp với đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm hoặc có liên quan để xác định lại và làm rõ về các nội dung vi phạm.
- Trường hợp xử lý, kỷ luật theo kết luận kiểm tra:
+ Căn cứ đối tượng, nội dung vi phạm, trưởng đoàn kiểm tra yêu cầu tổ chức hội nghị ở các cấp ủy có liên quan (từ cấp chi bộ trở lên; hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng nào thì cấp ủy, tổ chức đảng đó chủ trì, ghi biên bản) để đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra của ủy ban;
+ Đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm trình bày bản kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật;
+ Hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật.
- Trường hợp xử lý, kỷ luật theo đề nghị của tổ chức đảng cấp dưới:
+ Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức đảng đề nghị thi hành kỷ luật về những nội dung vi phạm và những vấn đề còn khác nhau giữa kết luận của tổ chức đảng đề nghị với kết quả thẩm tra, xác minh để làm rõ thêm về vi phạm của đối tượng, trước khi bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật.
+ Trường hợp cần thiết, căn cứ theo đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới, thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra giao cho vụ hoặc đơn vị tham mưu cho ủy ban xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền.
Nếu phát hiện có nội dung vi phạm mới hoặc cần bổ sung, điều chỉnh về nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn báo cáo thành viên ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực ủy ban xem xét, quyết định.
* Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những vấn đề chưa rõ (nếu có); hoàn chỉnh dự thảo báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về báo cáo kết quả xem xét, thi hành kỷ luật;
Báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực ủy ban (nếu cần), trước khi trình ủy ban kiểm tra.
Trước khi ủy ban họp xem xét, xử lý kỷ luật, thành viên ủy ban kiểm tra chỉ đạo đoàn gặp đại diện tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm nghe trình bày ý kiến và báo cáo (kèm theo bản tự kiểm điểm của đối tượng vi phạm) tại kỳ họp của ủy ban kiểm tra.
Hoặc đại diện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trực tiếp trình bày ý kiến hoặc có văn bản báo cáo với ủy ban kiểm tra tại hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi có quyết định.
3.3. Bước kết thúc trong quy trình xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
- Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:
+ Đoàn kiểm tra báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng vi phạm và tổ chức đảng có liên quan.
+ Ủy ban kết luận, biểu quyết quyết định hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật đối với đối tượng vi phạm.
- Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo ủy ban về kết quả và hoạt động của đoàn kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp) hoàn chỉnh quyết định thi hành kỷ luật của ủy ban hoặc xây dựng báo cáo, tờ trình đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối tượng vi phạm;
Báo cáo thành viên ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình thường trực ủy ban ký, ban hành.
- Thành viên ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn kiểm tra công bố quyết định kỷ luật theo thẩm quyền hoặc ủy ban ủy quyền cho tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật đến đối tượng vi phạm và tổ chức đảng có liên quan.
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
- Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn kiểm tra, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.
- Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận, quyết định của Ủy ban.
4. Biên bản làm việc với Đảng viên vi phạm là gì?
Biên bản làm việc với Đảng viên là văn bản ghi nhận sự kiện ,diễn biến kiểm tra Đảng viên đang sinh hoạt trong chi bộ Đảng của mình.
Biên bản kiểm tra Đảng viên là căn cứ để đánh giá tình hình hoạt động của Đảng viên, là cơ sở để xem xét việc tuyên dương hay phê bình Đảng viên trong công tác hoạt động của bản thân.
5. Biên bản làm việc với Đảng viên vi phạm
ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ……………..
CHI BỘ SINH VIÊN ……………
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
…………., ngày…tháng…năm…
Biên bản kiểm tra đảng viên
Hôm nay, ngày…tháng…năm… tại trường ………… Chi uỷ chi bộ tiến hành hội nghị kiểm tra Đảng viên ………….
1. Thành phần:
– Ban chi uỷ chi bộ.
– Đ/c ………………
2. Tiến trình làm việc:
1. Đ/c ………………… đọc bản tự kiểm điểm đảng viên.
– Nêu kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
– Trình bày vấn đề nộp đảng phí năm ……………
– Những hạn chế và tồn tại.
2. Nhận xét của chi bộ đối với cá nhân đồng chí ………………
– Ưu điểm:
+ Chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, Chính sách Pháp luật của nhà nước.
+ Có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị.
+ Giữ vững phẩm chất của người Đảng viên.
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ của người Đảng viên ở nơi công tác cũng như ở nơi cư trú.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao cho.
+ Đóng Đảng phí đầy đủ và đúng thời gian quy định.
– Nhược điểm:
+ Tinh thần đấu tranh phê và tự phê còn chưa cao, đôi khi còn nể nang trong việc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.
Chi bộ xếp loại: Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hội nghị kết thúc vào hồi …… giờ cùng ngày.
CHỦ TỌA
(ký và ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ
(ký và ghi rõ họ tên)
6. Hướng dẫn soạn thảo chi tiết mẫu biên bản làm việc với Đảng viên
Nội dung biên bản làm việc với Đảng viên vi phạm khá đơn giản, người lập biên bản chú ý các vấn đề sau: trước hết phải ghi nơi diễn ra, thời gian tiến hành kiểm tra Đảng viên, thành phần tham dự, kế hoạch kiểm tra lần lượt theo thứ tự các bước, ở phần nhận xét của chi bộ chỉ cần ghi tóm tắt nội dung, đủ ý của người nhận xét. Cuối biên bản chủ tọa và thư ký, ký và ghi rõ họ tên.
Như vậy, trên đây ACC đã cung cấp đến quý bạn đọc Mẫu Biên Bản Làm Việc Với Đảng Viên Vi Phạm cũng như những thông tin liên quan và hướng dẫn cách viết. Trong quá trình tham khảo nếu có vướng mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với ACC để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận