Mẫu biên bản hủy hợp đồng cập nhật mới nhất 2024

Biên bản hủy hợp đồng đã trở nên quá quen thuộc với những cá nhân hoạt động trong môi trường doanh nghiệp, bởi không phải lúc nào Hợp đồng cũng diễn ra suôn sẻ, dẫn đến việc hủy hợp đồng giữa các bên. Tuy nhiên vì biên bản hủy hợp đồng thường liên quan đến tính pháp lý cao nên không phải ai cũng biết cách soạn một biên bản hủy hợp đồng. Vậy trong phạm vi bài viết này, ACC xin chia sẻ đến quý khách hàng những nội dung kiến thức liên quan đến biên bản hủy hợp đồng và cung cấp cho quý khách hàng Mẫu biên bản hủy hợp đồng cập nhật mới nhất đang được các bên tham gia giao dịch sử dụng hiện nay.

6-11

Mẫu biên bản hủy hợp đồng cập nhật mới nhất 

1. Hủy hợp đồng là gì?

Hủy hợp đồng là việc các bên tham gia hợp đồng cùng nhau thỏa thuận chấm dứt việc thực hiện một hợp đồng giao dịch đã được thống nhất trước đó.

Theo đó, tại khoản 1, điều 423, Bộ luật dân sự quy định về điều kiện hủy hợp đồng như sau:

“Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

  1. a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  2. b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  3. c) Trường hợp khác do luật quy định”.

         2. Biên bản hủy hợp đồng là gì?

Biên bản hủy hợp đồng thường được thực hiện khi xảy ra một tình huống cụ thể nào đó. Dưới đây là một số tình huống cụ thể có thể dẫn đến việc hủy hợp đồng của các bên:

+ Một trong hai bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã ký;

+ Một trong hai bên không thực hiện đúng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Những trường hợp được phép hủy Hợp đồng

3. Các trường hợp hủy hợp đồng theo quy định của pháp luật?

Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp được phép hủy Hợp đồng. Cụ thể quy định từ điều 424 đến điều 426. Trong đó các trường hợp được phép hủy hợp đồng bao gồm:

2.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

- Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.

2.2. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2.3. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.

3. Hậu quả của hủy bỏ hợp đồng?

Lý do hủy hợp đồng suy cho cùng là do một hoặc cả hai bên không đạt được giá trị hợp đồng đã giao kết. Vì vậy nên việc hủy bỏ hợp đồng là năm ngoài mong muốn của các bên và để lại hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể việc hủy bỏ hợp đồng có thể gây ra những hậu quả quy định tại điều 427, Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.

- Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

4. Mẫu biên bản hủy hợp đồng cập nhật mới nhất 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———-

BIÊN BẢN HỦY HỢP ĐỒNG

HỢP ĐỒNG……………..

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………. thành phố.

Bên bán (sau đây gọi là Bên A):

Tên tổ chức:……………………………………………………………………….

Trụ sở:……………………………………………………………………………….

Quyết định thành lập số:……ngày…….tháng……..năm……….do…………....cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:….ngày….tháng….năm…….do…….cấp.

Số Fax:………………………………………….Số điện thoại:…………………

Họ và tên người đại diện:…………………………………………………………………………..

Chức vụ:………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:………………………………………………………………………….

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………. thành phố.

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số:…….ngày……..do………..lập.

Bên mua (sau đây gọi là Bên B):

Tên tổ chức:…………………………………………………………………………………

Trụ sở:……………………………………………………………………………..

Quyết định thành lập số:……ngày…….tháng……..năm……….do……………cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:….ngày…..tháng…năm…….do…..cấp.

Số Fax:………………………………….Số điện thoại:…………………………

Họ và tên người đại diện:…………………………………………………………..

Chức vụ:…………………………………………………………………………….

Sinh ngày:…………………………………………………………………….

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………. thành phố.

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số:…….ngày……..do………..lập.

Nguyên trước đây hai bên A và B có ký Hợp đồng……………..được…………….chứng nhận (chứng thực) ngày………, số……., quyển số……… Theo đó, bên A bán cho bên B tài sản.

Nay hai bên đồng ý thực hiện biên bản hủy Hợp đồng nêu trên với các thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Nội dung thỏa thuận hủy bỏ

Ghi cụ thể nội dung thỏa thuận trong biên bản hủy bỏ Hợp đồng liên quan đến tài sản như:

………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Việc nộp lệ phí chứng thực

Lệ phí chứng thực biên bản hủy Hợp đồng này do Bên…..chịu trách nhiệm nộp.

Điều 3. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau;

Trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cam đoan của các bên

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong biên bản hủy Hợp đồng này;

- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

- Các cam đoan khác:……

Điều 5. Điều khoản cuối cùng

- Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

- Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Người có thẩm quyền chứng thực

- Hai bên đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực;

- Hai bên đã nghe Người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Hợp đồng này có hiệu lực từ……………

   BÊN A                                                                               BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                               (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Mẫu biên bản hủy hợp đồng cập nhật mới nhất 2021 là một trong những văn bản không thể thiếu trong môi trường doanh nghiệp hiện nay. Bởi không phải lúc nào việc thực hiện ký kết hợp đồng cũng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Chính vì thế, việc lựa chọn mẫu biên bản hủy hợp đồng cập nhật mới nhất 2021 phù hợp rất quan trọng. Hãy theo dõi bài viết để tham khảo mẫu biên bản hủy hợp đồng phù hợp nhé!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (314 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo